Truyền hình trả tiền Việt Nam cần thay đổi ngách cạnh tranh
Đã qua rồi những ngày ngồi trước tivi và xem bất cứ chương trình nào trình chiếu tại thời điểm ấy. Ngày nay, khán giả muốn được nắm quyền chủ động trong việc chọn lựa và thưởng thức nội dung. Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với sự lấn lướt của dịch vụ truyền hình được cung cấp bởi các công ty xuyên biên giới như: iQIYI, Netflix,...
- 02-12-2020Sẽ có quy định mới về nghĩa vụ thuế của Netflix, Amazon, Google, Youtube...
- 12-11-2020Netflix trả lời về việc chưa nộp thuế tại Việt Nam
Bấp bênh trước thách thức 4.0
Theo Thống kê của Cục PTTH&TTĐT, doanh thu năm 2019 của toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam ước tính đạt 8.600 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu của thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện đạt 4.400 tỷ, tăng 5,7% so với con số 4.160 tỷ đồng ở thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ tăng trưởng 27% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy vậy, truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn đang bấp bênh trước cơn bão của thời đại kỹ thuật số.
Dưới sự tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp quy mô nhỏ đang gặp khó khăn rất có thể sẽ phải rút lui khỏi thị trường. Bên cạnh đó, cũng có không ít doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng dịch vụ truyền hình Internet để đối đầu với thách thức của thời đại.
Trong số 35 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ trả tiền, có tới 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình Internet.
Đã qua rồi những ngày ngồi trước tivi và xem bất cứ chương trình nào trình chiếu tại thời điểm ấy. Ngày nay, khán giả muốn được nắm quyền chủ động trong việc chọn lựa và thưởng thức nội dung. Chính vì thế, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với sự lấn lướt của dịch vụ truyền hình được cung cấp bởi các công ty xuyên biên giới như: iQIYI, Netflix,...
Ngoài thách thức của việc chuyển đổi hoạt động sang online, tình trạng ăn cắp bản quyền trên mạng Internet đang ngày càng gia tăng với nhiều phương thức tinh vi, phức tạp.
Lối đi nào cho truyền hình trả tiền?
Từ trước đến nay, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền thường tạo thế mạnh cạnh tranh tại các khía cạnh như: Nội dung chương trình, các gói khuyến mại, đầu tư mua bản quyền thương hiệu hay nâng cấp hạ tầng băng thông, mà ít để tâm đến dịch vụ khách hàng.
"Ngày này khách hàng có rất nhiều lựa chọn về các kênh truyền hình, tuyến nội dung để xem, cạnh tranh theo hướng này sẽ khiến doanh nghiệp truyền hình trả tiền "trầy da tróc vảy". Thay vào đó, doanh nghiệp hãy đi theo hướng tối ưu trải nghiệm khách hàng" - Ông Tuấn Nguyễn - Tổng Giám đốc Bellsystem24-HoaSao, công ty có 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng, đối tác của K+ và nhiều thương hiệu lớn trong các ngành, lĩnh vực khác nhau cho biết.
Theo ông Tuấn, giữa hàng ngàn chương trình khuyến mãi, hàng vạn chuyên mục, kênh giải trí, khách hàng sẽ rất khó để nhớ đến doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt, ấn tượng đó sẽ đi theo khách hàng mãi mãi.
Ngày 07/12/2020 này, Bellsystem24-HoaSao đã chính thức ký kết cùng Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+) xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng với hơn 60 nhân sự, hoạt động 24/7/365, cam kết đem tới cho K+ chất lượng hài lòng khách hàng 95%, tính ổn định hệ thống tới 99,9% trong giai đoạn từ 2021 đến 2023.
Số thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền đang ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc số lượng khách hàng cần được chăm sóc, tư vấn ngày một tăng. Nếu ngay từ khâu chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp đã khiến khách hàng hài lòng thì khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành là hoàn toàn dễ dàng.
"Cuộc đua giữa các kênh truyền hình trả tiền trong kỷ nguyên số đã vô cùng khắc nghiệt, chính vì thế hãy tạo vị thế mới của mình trong cuộc đua tối ưu trải nghiệm khách hàng bằng cách lựa chọn đơn vị BPO có kinh nghiệm dày dặn, công nghệ hiện đại, nhân sự năng lực cao. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp đặt khách hàng làm trung tâm, khách hàng sẽ trung thành với bạn" - ông Tuấn nói.
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
Mặt khác, các Đài phát thanh, truyền hình chủ lực cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong nước sản xuất đầu tư sản xuất nội dung phải tuân thủ đầy đủ các quy trình về cấp phép, về kiểm duyệt, biên tập, biên dịch chặt chẽ theo quy định và có nghĩa vụ trích nộp ngân sách nhà nước, nộp các loại thuế, phí đầy đủ theo quy định mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp xuyên biên giới lại hoàn toàn chưa thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Tính đến đầu năm 2020, Việt Nam có hàng trăm nghìn thuê bao trả phí sử dụng dịch vụ xem phim trực tuyến của Netflix. Người dùng phải trả từ 180.000đ đến 260.000đ mỗi tháng để sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, Netflix chưa từng thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.
Theo ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Thanh tra, kiểm tra (Tổng cục Thuế), Luật An ninh mạng đã có hiệu lực nên các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh có thu nhập tại Việt Nam từ hoạt động trên mạng Internet phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Đồng thời, họ phải có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thuế những dữ liệu này để quản lý thuế.
Thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục củng cố hành lang pháp lý, phối hợp với ngân hàng thương mại, các bộ, ngành làm sạch cơ sở dữ liệu để quản lý thuế. Đồng thời, ngành thuế cũng đẩy mạnh thanh, kiểm tra đối với các cá nhân, tổ chức đã được tuyên truyền, hỗ trợ về phương tiện kê khai nhưng vẫn không tự giác nộp thuế.