TS. Alok Bharadwaj chia sẻ lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp thất bại
Đây là nhận định của TS Alok Bharadwaj – Cựu Phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược của Canon châu Á, nguyên chủ tịch hiệp hội Marketing châu Á, đồng thời là thành viên trong hội đồng cố vấn của Tạp chí kinh doanh Harvard.
Trải nghiệm khách hàng: Yếu tố đo lường sự khác biệt
Trước kia việc mua sắm đơn giản là nhu cầu sở hữu sản phẩm từ kênh truyền thống. Quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng và thường là một chiều. Từ khi xuất hiện internet, hành vi mua hàng thay đổi đa dạng hơn, hình thành nên một thuật ngữ gọi là "Trải nghiệm khách hàng". Quá trình này là tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, nhận thức của khách hàng từ trước, trong và sau mua hàng. Theo khảo sát của Customer Experience Index (CEI), 86% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có trải nghiệm tốt hơn, trong khi 40% sẽ mua nhiều hơn từ một công ty cung cấp trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.
Vì lẽ đó, yếu tố cốt lõi của Sale và Marketing chính là sự thấu hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Để thành công bền vững, doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng mục tiêu để từ đó gia tăng giá trị thông qua những cách tiếp cận khác nhau với chủ đề mà khách hàng quan tâm. Nói cách khác, trải nghiệm khách hàng có vai trò sống còn đối với doanh nghiệp. Nhiều người nói về trải nghiệm khách hàng, nhưng bản chất và vai trò của nó đối với doanh nghiệp thì không phải ai cũng thực sự hiểu. Đặc biệt đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), câu chuyện trải nghiệm khách hàng thậm chí khá mới và "xa xỉ".
Tiến sĩ Alok Bharadwaj – Cựu Phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược của Canon châu Á – chia sẻ: "Hành trình của khách hàng bắt đầu với tiền đề rằng họ không muốn được bán hàng. Nghĩa là, các doanh nghiệp không bán bất cứ thứ gì mà thực chất họ chỉ đang giải quyết các vấn đề của khách hàng. Vì vậy, khi tư duy của các nhà lãnh đạo là đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc,.. vào việc giải quyết vấn đề của khách hàng, họ cuối cùng sẽ định hình được việc tạo ra giá trị. Và bởi kỳ vọng của khách hàng luôn thay đổi, giá trị cũng cần phải liên tục thay đổi".
Trải nghiệm khách hàng quan trọng hơn bao giờ hết vì những người hài lòng với sản phẩm sẽ trở thành "nhà tiếp thị" năng nổ nhất cho thương hiệu. Một cuộc khảo sát của RRD với 1000 người tiêu dùng, 40% cho biết họ mua hàng dựa trên các "review" truyền miệng. Vậy nên, sự thay đổi liên tục trong hành vi người tiêu dùng đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải liên tục thích nghi và thay đổi trước những xu thế của thời đại. Điều này nhằm tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bởi nếu không, "bị thay thế" chỉ là câu chuyện sớm muộn.
Bất cứ khi nào nói về trải nghiệm khách hàng, mỗi doanh nghiệp đều cần 5 thành tố chính. Đầu tiên, bạn cần có chiến lược trải nghiệm khách hàng. Tiếp đến, là cần vẽ nên bản đồ hành trình khách hàng để biết tất cả những điểm chạm mà khách hàng đang có với thương hiệu. Thứ ba, hãy tạo ra chân dung khách hàng để biết chính xác hồ sơ khách hàng mà bạn đang có hoặc muốn giữ chân. Thứ tư, doanh nghiệp cần tạo ra văn hóa và tư duy lấy khách hàng làm trọng tâm. Cuối cùng, bạn cần xây dựng chỉ số đo lường cho trải nghiệm khách hàng.
"5 viên ngọc trai trí tuệ" của hệ thống Sale và Marketing
Có thể nói, ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để tồn tại trong giai đoạn đầu là dòng tiền. Bằng mọi cách, doanh nghiệp phải có doanh thu. Cỗ máy tạo doanh thu chính của doanh nghiệp chính là Sale và Marketing. Bởi vậy, quyết liệt trong khâu xây dựng hệ thống Sale và Marketing là điều cấp thiết của người đứng đầu nếu không muốn doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và "đói khát" tri thức. Các nhà lãnh đạo trẻ Việt Nam rất tiềm năng, là những người tiếp thu và năng lực thực thi nhanh nhưng yếu về kiến thức quản trị chuyên sâu và tư duy xây dựng hệ thống.
Theo đó, TS. Alok Bharadwaj cho biết có 5 điều tượng trưng như "5 viên ngọc trai trí tuệ" của hệ thống Sale và Marketing mà bất kỳ nhà quản lý, lãnh đạo nào cũng cần phải hiểu rõ. Một là, hệ thống Sale và Marketing là để giải quyết vấn đề của khách hàng, chứ không phải là tập trung để bán sản phẩm. Hai là, công việc khó khăn nhất chính là xây dựng niềm tin với người mua hàng. Ba là, toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp thực chất đều là nhân viên kinh doanh và marketing, bởi cho dù họ làm gì cũng đều để lại ấn tượng với khách hàng. Bốn là, không có vị trí "thứ hai" trong hệ thống Sale và Marketing. Bạn chỉ có thể là người chiến thắng hoặc kẻ thua cuộc. Cuối cùng, đó là đánh giá "sức mạnh thương hiệu của bạn". Nghĩa là, đừng đánh giá điều doanh nghiệp cho là đúng, mà hãy kiểm nghiệm điều mà khách hàng cho là đúng.
Những góc nhìn mang tầm quốc tế
Hiện nay, để nhanh chóng thích nghi và nắm bắt sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, từng doanh nghiệp phải có tư duy chiến lược nhằm thúc đẩy Hệ thống Sale & Marketing không ngừng thích ứng với những điều kiện mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Đó là yếu tố quan trọng và cũng là điều kiện cần thiết để các phòng ban phát triển, tạo thành những mắt xích vững chắc của tổ chức, giúp cho doanh nghiệp tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc trên thị trường.
Trong hành trình gieo mầm tri thức, với mong muốn giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và quản trị Hệ thống Sale và Marketing vươn tầm quốc tế; sắp tới, kết hợp với trường Doanh nhân HBR, TS. Alok Bharadwaj sẽ dành thời gian của mình đến Việt Nam để giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có được góc nhìn bản chất về quản lý trải nghiệm khách hàng thông qua khóa học "Xây dựng Hệ thống Marketing và Bán hàng Chuyên Nghiệp".
"Tôi không giảng dạy lý thuyết đơn thuần, khóa học của tôi tập trung giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp của học viên đang gặp phải và sẽ phải đối mặt trong tương lai. Tôi sẽ bắt đầu đi từ nguồn gốc của vấn đề, để giúp họ tìm được cách giải quyết chính xác nhất.
Nội dung giảng dạy của tôi cũng xuất phát từ các trải nghiệm thật trong hơn 30 năm điều hành các tập đoàn lớn, những khó khăn và phương pháp giải quyết trong thời đại nền kinh tế biến động không ngừng. Trong lớp học của tôi, học viên cũng không được phép ngồi yên. Bạn liên tục phải thực hành, đưa ra phản hồi, tranh luận về nội dung giảng dạy" – TS. Alok Bharadwaj chia sẻ.
TS Alok Bharadwaj là người góp phần rất lớn vào sự thành công của thương hiệu Canon. Ông đã từng giữ chức vụ Phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Canon Ấn Độ trong suốt 13 năm từ 2001 đến 2014. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cao cấp, phụ trách chiến lược Canon châu Á. Không chỉ vậy, trước đó TS Alok Bharadwaj còn từng giữ vai trò Giám đốc bán hàng Motorola khu vực Nam Á. Ngoài ra, ông là nguyên chủ tịch Hiệp hội các Giám đốc Marketing Châu Á và từng được vinh danh trong Top 100 người có ảnh hưởng trong ngành sản xuất điện tử vào năm 2012 và danh sách 350 chuyên gia truyền thông có sức ảnh nhất trên toàn thế giới vào năm 2016.
Hiện tại, TS Alok Bharadwaj là giám đốc điều hành Công ty tư vấn CreoVate và hỗ trợ giảng dạy cho nhiều công ty, tập đoàn lớn. Trong đó, nổi bật nhất là cương vị chuyên gia đào tạo nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại Trường doanh nhân HBR.
Tham khảo khóa học Xây dựng hệ thống Marketing và Bán hàng chuyên nghiệp do TS Alok Bharadwaj trực tiếp giảng dạy và các khóa học khác tại Trường doanh nhân HBR: Tại đây
Hotline: 082 999 6886 – 082 999 6633
Tổ Quốc