TS. Đỗ Hoài Linh: Vẫn là "gà đẻ trứng vàng" nên tín dụng tiêu dùng sẽ hút mạnh nhà đầu tư hơn nữa
Theo TS. Đỗ Hoài Linh – giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính ĐH Kinh tế Quốc dân, trong 5 năm vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường cho vay tiêu dùng. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp cũng có nhiều biến động nhưng theo xu hướng hoàn thiện dần cả về mô hình tổ chức lẫn nghiệp vụ hoạt động.
- 20-03-2019Mở rộng thị trường tín dụng, "giải cứu" người dân khỏi tín dụng đen
- 17-03-2019Tín dụng đen mục tiêu là kiếm tiền nhanh nên bỏ qua nguy cơ nợ xấu, phạm pháp
-
Rất cần thiết và cấp thiết phải có những kế hoạch ngay từ bây giờ để bảo đảm đủ vốn giúp người dân và doanh nghiệp sớm phục hồi cuộc sống và hoạt động kinh doanh sau dịch bệnh, nếu không, nạn tính dụng đen sẽ bủa vây người dân thời hậu dịch
-
Với mức lãi suất hấp dẫn, kỳ trả lãi ngắn và nhu cầu phát hành cao thì trái phiếu bất động sản sẽ tiếp tục nở rộ trong năm 2020
Nếu từ năm 2012 trở về trước, phần lớn các công ty tài chính trực thuộc doanh nghiệp nhà nước, đóng vai trò một đơn vị đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp mẹ như thu xếp các khoản cho vay, quản lý nguồn tiền mặt và tình hình tiền mặt, quản lý đầu tư các khoản tiền chưa sử dụng đến cho các công ty con trong nội bộ; thì từ năm 2016 đến nay, nhiều ngân hàng trong nước và chủ sở hữu nước ngoài thông qua hoạt động mua lại, đã và đang sở hữu cho riêng mình công ty tài chính với mảng cho vay tiêu dùng phát triển rất mạnh mẽ, thậm chí nhiều công ty tài chính được coi là "gà đẻ trứng vàng".
Bà Linh dự báo, với tốc độ tăng bình quân khoảng 50 - 65% mỗi năm và dự báo chiếm từ 18-20% tổng dư nợ toàn nền xã hội năm 2019, thị trường tín dụng tiêu dùng tiếp tục là mảng nhiều tiềm năng và sẽ thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Song làm sao để tín dụng tiêu dùng hiệu quả, phát huy tối đa vai trò trong nền kinh tế? Theo TS. Đỗ Hoài Linh, rất cần các giải pháp giải quyết tận gốc về Cung – Cầu về vốn.
Về phía cung, cần nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý các hoạt động tín dụng phi chính thức để chuyển những hoạt động này thành chính thức, nằm dưới sự quản lý của Pháp luật.
Bên cạnh đó cần rà soát, tổ chức lại hoạt động của hệ thống ngân hàng chính sách, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân theo cả hướng mở rộng quy mô lẫn nâng cao chất lượng để các loại hình tổ chức này hoạt động hiệu quả và an toàn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Đồng thời nghiên cứu cho triển khai thêm những hình thức cấp tín dụng siêu nhỏ và vừa khác mà các nước đã triển khai hiệu quả như công ty cho vay trong ngày (payday loan company), công ty cho vay với tài sản bảo đảm là giấy tờ xe (car title loan company), Trung tâm thương mại (rent to own centers) … để bảo đảm các phân khúc đa dạng của thị trường vay vốn đều được phục vụ. Nghiên cứu để đưa vào quản lý các hình thức tín dụng dựa trên công nghệ như cho vay ngang hàng, đặc biệt khi hoạt động cho vay này đang nở rộ trong thực tế thì rất cần những quy định kịp thời của pháp luật để điều chỉnh.
Bà Linh cũng cho rằng, cần phải xử phạt nghiêm minh các hành vi thúc ép khách hàng vay vốn, cho vay nặng lãi, thu nợ bằng các biện pháp xã hội đen.
Với phía cầu, trong ngắn hạn cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình tuyên truyền và giáo dục nhận thức của người dân về tài chính, nâng cao hiểu biết của họ về các tổ chức cấp tín dụng, dấu hiệu để nhận biết tín dụng đen… Và quan trọng hơn nữa là hình thành nhận thức và ý thức về việc lập kế hoạch và kỷ luật tài chính trước bất kỳ một ý định vay vốn nào. Về dài hạn, nhanh chóng đưa các kiến thức của tài chính cá nhân vào khung đào tạo, trải dần từ bậc phổ thông đến đại học, việc này nhằm mục đích trang bị kiến thức về tài chính từ cơ bản đến chuyên nghiệp.