MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Nguyễn Đức Thành: Vấn đề đau đầu nhất của Chính phủ mới là tinh giản bộ máy

Nếu không làm được điều này thì Việt Nam sẽ liên tục thâm hụt và không chỉ thâm hụt ngân sách mà nó còn đâm thủng toàn bộ chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng có rất nhiều thách thức đặt ra cho các thành viên Chính phủ mới. Tuy nhiên, với đội ngũ lãnh đạo trẻ, ông tin tưởng rằng các nhà điều hành Chính phủ sẽ giải quyết tốt các nút thắt hiện nay.

Thưa ông, Chính phủ cũng vừa ra mắt nội các mới với rất nhiều thành viên mới. Vậy theo ông điều này sẽ tác động đến bức tranh kinh tế, đặc biệt là chỉ tiêu về tăng trưởng GDP trong năm nay?

Thông thường thì tăng trưởng quý sau sẽ cao hơn quý trước, vì thế tôi cho rằng quý sau tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng, sẽ không có gì đột biến, hay xấu đi. Chỉ có là năm nay nền tăng trưởng thấp hơn so với trước, dự báo của chúng tôi là khoảng 6% thôi, và hy vọng có thể có con số lạc quan hơn.

Một trong những điểm nóng nhất của kinh tế là tình hình thâm hụt thu chi ngân sách. Vậy theo ông Chính phủ mới cần phải làm gì để cân đối thu chi ngân sách?

Vấn đề thu chi ngân sách, dẫn tới tăng nợ lên, đó là vòng xoáy mà lõi của vấn đề, không phải chỉ vừa diễn ra, mà trong vài năm gần đây rồi. Đó là do mô hình quản lý của chúng ta, cách quản lý trách nhiệm của địa phương và trung ương trong các khoản chi tiêu. Đây là gánh nặng thực sự lớn với Chính phủ mới, để làm được thì phải tiết chế chi tiêu thường xuyên.

Vì hai khoản chi là đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công, cho trung ương và khoản chi cho lương bình thường, chạy cho bộ máy, thì việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên vẫn còn khó khăn, bởi liên quan đến hoạt động con người liên quan đến bộ máy.

Bản thân tự Chính phủ cũng cảm thấy là khó, hay nói chính xác là phải "đau đớn" khi cắt giảm cái này. Thế nhưng, chính vì chúng ta dễ dãi quá trong quá khứ nên ta phải cắt giảm trong hiện tại thôi. Tất nhiên không cắt giảm đột ngột mà phải có khunh hướng, chất lượng và cương quyết.

Nếu không làm được điều này thì ta sẽ liên tục thâm hụt và không chỉ thâm hụt ngân sách mà nó còn đâm thủng toàn bộ chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Hy vọng thời gian tới, nền kinh tế sẽ phục hồi không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm tiếp theo, từ đó giúp ta cải thiện nguồn thu, giúp hỗ trợ và cứu ngân sách tốt hơn. Song điều này sẽ chưa đến ngay trong năm nay.

Một trong những vấn đề được VEPR chỉ ra đó là doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn, ngoài vấn đề lãi suất mà các khoản thu hiện nay còn khiến cho DN mất khả năng và không muốn kinh doanh. Vậy Chính phủ mới sẽ làm gì để giải quyết bài toán này, giúp doanh nghiệp đỡ khó khăn.

Để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp thì Chính phủ phải làm và chỉ có Chính phủ làm việc này thôi. Nhưng Chính phủ có thực sự quyết tâm làm không, bởi Chính phủ có nhiều cấp từ trung ương đến địa phương, nhiều ngành nhiều tuyến, không phải các tuyến này là thống nhất, nằm trong một khối với nhau.

Việc đó đòi hỏi Chính phủ và đặt lên vai gánh nặng của Chính phủ, đòi hỏi quyết tâm cao và kỹ thuật điều hành, công cụ có thể sử dụng. Việc này để làm được thì không phải một sớm một chiều. Đó là khó khăn, bởi có một số việc rất là nan giải, đạt vào một thế lưỡng nan cho Chính phủ hiện nay.

Vừa qua thì Chính phủ mới cũng vừa ra mắt, ông kỳ vọng như thế nào trong việc giải quyết những nút thắt của kinh tế?

Với một Chính phủ mới, tôi mong rằng với nên có sự ủng hộ, phát triển tốt, để làm cho người Việt Nam tốt hơn, xã hội vận hành tốt hơn, kinh tế tăng trưởng.

Nhìn vào bộ máy lãnh đạo mới, có rất nhiều gương mặt mới nên tôi rất mong và có niềm tin các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng mới với độ tuổi trẻ hơn, nhiệt huyết mới có thể làm được những việc mà người dân, DN mong muốn, kỳ vọng.

Anq

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên