MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS. Nguyễn Xuân Thành: Lãi suất tiền gửi khó có thể giảm về 7,5%, kể cả trong những năm tới

30-03-2023 - 14:10 PM | Tài chính - ngân hàng

TS. Nguyễn Xuân Thành: Lãi suất tiền gửi khó có thể giảm về 7,5%, kể cả trong những năm tới

Chuyên gia cho rằng thời kỳ tiền rẻ đã qua và thị trường sẽ buộc phải sống trong giai đoạn có mặt bằng lãi suất cao hơn. Đừng mong đợi lãi suất sẽ quay lại mức thấp như thời kỳ 2020 - 2021.

Ông Nguyễn Xuân Thành
Ông Nguyễn Xuân Thành
Giảng viên Chính sách Công- Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Nhà nghiên cứu của Viện Rajawali về Châu Á tại Trường Harvard Kennedy
23 bài viết

Giữa tháng 3/2023 vừa qua, cơ quan điều hành tiền tệ của Việt Nam có động thái hạ một loạt lãi suất điều hành. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED lại tiếp tục nâng lãi suất và chưa có dấu hiệu dừng đà thắt chặt. Điều này đã khiến thị trường lo ngại dư địa giảm lãi suất của Việt Nam khó có thể được kéo dài.

Tại hội thảo "Chứng khoán 2023: La bàn giữa vùng biển động" do công ty chứng khoán Yuanta tổ chức mới đây, TS.Nguyễn Xuân Thành - giảng viên cao cấp đại học Fulbright cho biết, giữa lúc tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn, chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP tương đối cao là 6,5%. Ngoài ra, các cơ quan điều hành cũng đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát ở 4,5%, cao hơn so với mức 4% của các năm trước đây. Động thái này đã thể hiện các nhà điều hành ưu tiên nhiều hơn cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Các chính sách theo đó sẽ đảo chiều hoàn toàn so với năm trước, chuyển từ tập trung kiềm chế lạm phát, sang hỗ trợ phát triển kinh tế.

Về tình hình lãi suất thế giới, ông cho rằng FED có thể sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, nếu có thêm các ngân hàng Mỹ hay EU tiếp tục gặp khó khăn và buộc Chính phủ các quốc gia phải can thiệp, có thể đợt tăng lãi suất này sẽ không được diễn ra.

Về phía Việt Nam, ông Thành cho rằng, nhà điều hành sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến vĩ mô, nếu “cánh cửa hẹp” từ FED mở ra, và tình hình lạm phát trong nước được khống chế, NHNN sẽ cân nhắc nới lỏng hơn chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, ông nói thêm, trong thời gian COVID-19 lãi suất tiền gửi chỉ còn khoảng 7,5%. Đến thời điểm cuối năm ngoái, đã từng có lúc chi phí huy động của các ngân hàng lên đến 10,5%/năm. Hiện tại, lãi suất đã được hạ khoảng 1% xuống còn quanh mức 9,5%. Nhìn chung, từ giờ đến cuối năm, lãi suất sẽ tiếp tục giảm, song sẽ không quay về mặt bằng lãi suất như trong thời gian COVID-19.

"Mặt bằng lãi suất tiền gửi năm nay có thể hạ xuống tối đa thêm 1% nữa, tức là còn 8,5%. Lãi suất sẽ có các biến động trồi sụt không phải chỉ diễn biến theo đà giảm, nhưng chắc chắn khó có thể trở lại mức 7,5%, kể cả trong những năm tới", chuyên gia Nguyễn Xuân Thành nói.

Ông nói thêm, thời kỳ tiền rẻ đã qua và thị trường sẽ buộc phải sống trong giai đoạn có mặt bằng lãi suất cao hơn. Đừng mong đợi lãi suất sẽ quay lại mức thấp như thời kỳ 2020 - 2021.

Tại chương trình Market Talk số 30: “Triển vọng ngành Ngân hàng và nhịp đập thị trường”, do công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tổ chức ngày 27/3, bà Nguyễn Thị Phương Lan, giám đốc Trung Tâm Phân tích VDSC dẫn số liệu thống kê của công ty chứng khoán này cho thấy lãi suất tiền gửi của các ngân hàng niêm yết đã giảm mạnh. Một số ngân hàng nhỏ đang ghi nhận mức giảm tương đối lớn. Tuy nhiên, theo bà thời gian tới chi phí huy động của các nhà băng khó có thể được giảm sâu.

Bởi lẽ, trong những tháng đầu năm, sức cầu về vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu; các ngân hàng đang nhận được nhiều hỗ trợ từ thị trường liên ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý. Áp lực phải tăng cường huy động từ khu vực dân cư vì thế vẫn chưa cao.

Nhưng từ quý II/2023, khi nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng trở lại, áp lực từ trái phiếu đáo hạn tăng lên, cộng thêm việc các ngân hàng phải tăng huy động để đảm bảo thanh khoản, mức lãi suất này vẫn sẽ phải duy trì ở mức hiện tại và khó có thể giảm nhanh như giai đoạn vừa qua.

Lãi suất vay mua nhà giảm nhỏ giọt, khách hàng vẫn lo 'méo mặt'

Văn Tuệ

Nhịp sống Thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên