TS. Nguyễn Xuân Thành: Việt Nam mới chỉ thoát nghèo, làm thế nào để thoát được bẫy thu nhập trung bình?
Ông Nguyễn Xuân Thành – Đại học FulBright chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, sáng 9/5, tăng trưởng nhanh trong vòng 20 năm qua đã giúp nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thoát nghèo. Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý, chỉ một nhóm nhỏ trong đó đạt được tăng trưởng nhanh trong 30 năm hay lâu hơn để đạt thu nhập trung bình cao và cao.
- 09-05-2019Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc có startup công nghệ sản xuất tên lửa tái sử dụng, tại sao kỹ sư Việt Nam không thể làm điều tương tự?
- 09-05-2019Góc nhìn lạ đằng sau “Make in Vietnam” của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
- 08-05-2019Thế giới đang trong cuộc cách mạng 4.0, vậy bạn biết gì về 1.0 đến 3.0?
Theo chuyên gia này đặt câu hỏi, các chính sách đề ra phải làm thế nào để Việt Nam chuyển từ nhóm nước có tăng trưởng GDP bình quân đầu người trên 5% trong vòng 20 năm sang nhóm nước tăng trưởng GDP bình quân đầu người tăng trên 3,5% trong vòng 50 năm.
Ông Thành chỉ rõ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cao trong quá khứ bao gồm: môi trường chính sách hỗ trợ tăng trưởng; ổn định tình hình kinh tế vĩ mô; thúc đẩy cạnh tranh nội địa; mở cửa và hội nhập và phát triển bao trùm. Trong mô hình này, vai trò của doanh nghiệp tư nhân là vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp tư nhân cần hướng về xuất khẩu nhờ chính sách hội nhập, nhưng đồng thời cũng phải tận dụng được lợi thế từ thị trường nội địa nhờ sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và đô thị hóa. Các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn cần tiếp nhận và đổi mới công nghệ, quản trị hiện đại và phát triển năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Thế nhưng theo xu hướng hiện nay, nền kinh tế cần chuyển đổi từ cạnh tranh dựa vào nhân tố sang cạnh tranh dựa vào hiệu quả sau đó chuyển sang cạnh tranh dựa vào đổi mới.
Đối với các quốc gia có thu nhập trung bình, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng năng suất lao động ở các nền kinh tế có thu nhập trung bình 0,8-1,4%/ năm từ nay cho đến 2030.
Hiện nay, tổng giá trị của các doanh nghiệp công nghệ đạt 11,5 nghìn tỷ USD vào năm 2018 (15,5% GDP toàn cầu), tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ cao hơn khoảng 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 15 năm qua. Hơn nữa, các doanh nghiệp công nghệ đã chiếm vị trí chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng, quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế. Do đó, nếu như chúng ta có được các doanh nghiệp công nghệ, ta sẽ có một nền kinh tế hướng vào đổi mới.
Tuy nhiên, ông Thành cho biết, mặt trái của việc ứng dụng khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chúng ta cũng sẽ gặp phải các thách thức như các nền kinh tế thu nhập trung bình khác: 15% số việc làm hiện tại có thể thay thế bằng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo từ nay cho đến năm 2030.
Công nghệ số đang tạo ra những mô hình kinh doanh và thị trường mới ở các nước có thu nhập trung bình thấp. Những tên tuổi doanh nghiệp công nghệ lớn ở các nền kinh tế thu nhập trung bình vẫn còn quá ít.
Ông Thành phân tích: "Sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới không phải là sự trỗi dậy của các doanh nghiệp đơn lẻ là sự đi lên của cả một cụm ngành đổi mới (Innovation cluster). Ở đó có sự tập trung về mặt đạ lý của nhiều doanh nghiệp công nghệ cùng với những tổ chức hỗ trợ và liên quan được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo".
Các cụm ngành đổi mới và doanh nghiệp công nghệ này sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ của một hệ sinh thái startup. Tiến sĩ này chỉ ra 4 nhân tố quan trọng sẽ thúc đẩy sự phát triển cụm ngành đổi mới và doanh nghiệp công nghệ cần đặc biệt chú trọng chính là điều kiện nhân tố, bao gồm nhân lực, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn; điều kiện cầu gồm có thị trường trong và ngoài nước; môi trường kinh doanh ít rào cản cho cả doanh nghiệp startup và doanh nghiệp công nghệ lớn và cuối cùng là sự hỗ trợ về thể chế, khung pháp lý của nhà nước.