MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TTCK toàn cầu đỏ lửa, chỉ số Topix Nhật Bản giảm 3,3%

09-02-2018 - 10:00 AM | Tài chính quốc tế

Ảnh hưởng từ đà bán tháo mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á cũng rực lửa trong phiên giao dịch sáng nay.

Chứng khoán châu Á đỏ lửa trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm kỷ lục đến hơn 10% do lo lắng lãi suất tăng sẽ kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Chỉ số Topix Nhật Bản đã có lúc giảm tới 3,3% trước khi hồi phục nhẹ, trong khi thị trường Australia và Hàn Quốc đều giảm hơn 1%.

Vào cuối giờ giao dịch trong ngày hôm qua (8/2) theo giờ Mỹ, chỉ số S&P 500 chính thức chọc thủng đáy 2.600 điểm. Dow Jones cũng gặp thất bại trong việc giữ đỉnh 24.000 điểm mà đồng tiền này mới đạt được vài tuần trước. Cả 2 chỉ số chính đều đang tiến đến đường giá trung bình 200 ngày.

Lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ - nguyên nhân kích hoạt lên làn sóng bán tháo chứng khoán vừa qua - vẫn duy ở ở mức cao 4 năm.

Giá dầu WTI đang trong đà giảm xuống còn 60 USD/thùng.

Trên thị trường chứng khoán, tâm lý tiêu cực đang lan ra rất nhanh. Chỉ số S&P 500 xoá sạch đà tăng trong năm, đóng cửa ở mức thấp nhất 2 tháng và đang chuẩn bị khép lại một tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2011. Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm lần thứ 2 trong 4 ngày.

Đây cũng là tuần tồi tệ nhất của chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương kể từ tháng 2/2016.

TTCK toàn cầu đỏ lửa, chỉ số Topix Nhật Bản giảm 3,3% - Ảnh 1.

S&P 500 giảm hơn 10% từ đỉnh

Một lần nữa, áp lực trên thị trường chứng khoán lại đến từ thị trường trái phiếu. Một phiên đấu giá khác tiếp tục đem lại niềm tin cho nhưng nhà đầu tư giá xuống, đẩy lợi tức trái phiếu 10 năm tăng 2,88%. Đó là dấu hiệu cho thấy lãi suất có thể sẽ tăng lên.

Đối với một thị trường chưa từng rơi 3% từ đỉnh trong suốt hơn 1 năm qua, đà giảm mạnh của S&P 500 và Dow Jones đủ làm bối rối các nhà đầu tư giá lên vốn quen với lệnh bắt đáy. Câu hỏi đặt ra hiện nay là đâu mới là đáy.

Theo số liệu từ S&P Dow Jones, hơn 5.000 tỷ USD đã bị thổi bay khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu từ ngày 26/1.

Do làn sóng bán tháo tăng cao, các tài sản an toàn sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Giá vàng và đồng yên đều đang ở mức cao.

Biến động đang lan toả khắp các lớp tài sản trên thị trường tài chính. Chỉ số đo độ biến động CBOE đã tăng gấp đôi so với cùng thời điểm vào tuần trước. Chỉ số VIX chạm mức cao nhất kể từ tháng 4. Một chỉ tiêu đo độ biến động của đồng tiền cũng chạm đỉnh cao nhất gần 1 năm với sự giảm giá mạnh của đồng nhân dân tệ và một đà tăng giá của bảng Anh. Thị trường chứng khoán châu Âu cũng không đứng ngoài cơn bão với Euro Stoxx 50 chạm mức biến động mạnh nhất kể từ ngày diễn ra Brexit.

Tỷ phú thế giới mất thêm 93 tỷ USD vì chứng khoán lao dốc

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên