Từ bỏ đỉnh cao sự nghiệp ở ngành Công an để đi bán bảo hiểm, chỉ 1 năm đã đạt "siêu sale"
Xuất thân là một cán bộ công an nhân dân và là một giảng viên, tuy nhiên, vì mơ ước cuộc đời "bay bổng" và khát khao mang lại giá trị an toàn lớn hơn cho xã hội, anh Trần Mạnh Hoàng Việt đã rẽ lối sang sale bảo hiểm.
- 22-05-2022Khi thị trường biến động và áp lực lạm phát, ngành bảo hiểm sẽ thế nào?
- 21-05-2022Chiến lược khai thác “thị trường lạnh”: Những khách hàng có tâm lý bài xích bảo hiểm lại chính là cơ hội cho các tư vấn viên
- 19-05-2022Cơ hội phát triển của ngành bảo hiểm năm 2022
- 18-05-2022Lời tâm sự của cựu trưởng phòng ngân hàng: Ở ngân hàng cũng bán bảo hiểm, tại sao không chuyển hẳn làm bảo hiểm chuyên nghiệp?
Chỉ một năm sau quyết định táo bạo, danh hiệu MDRT – Hiệp sỹ bàn tròn triệu đô, danh hiệu cao quý nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ đã về tay anh.
Từ một cán bộ công an cho đến "siêu sale" bảo hiểm có doanh số khủng
Năm 2005, mặc dù tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát nhân dân nhưng anh Hoàng Việt thường được biết đến với vai trò là một người thầy hơn là một cán bộ công an. Anh từng là một giảng viên có tiếng trong ngành về đào tạo phòng tránh rủi ro và tai nạn ở trẻ em trên địa bàn TP Hà Nội. Năm 2019, anh còn vinh dự được danh hiệu "Người tốt, việc tốt" do Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng.
(Anh Trần Mạnh Hoàng Việt trong một buổi đứng lớp)
Anh cho biết, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, song các bạn nhỏ lại rất vô tư và hiếu động, hiếm khi chịu ngồi yên và lắng nghe, đặc biệt là những thứ về tai nạn, về rủi ro.
Khi đi giảng, anh tâm niệm rằng dù chỉ có 5% số học sinh lắng nghe thôi là đã cứu sống được rất nhiều cuộc đời. Chính vì ý thức được điều này, anh đã không ngừng tìm tòi học hỏi những cách tiếp cận thú vị hơn, để các bạn nhỏ có thể ý thức rõ hơn về tai nạn. Niềm đam mê giúp người khác phòng tránh những rủi ro của anh cũng lớn hơn từ đó.
Cho đến bây giờ, đam mê "gõ đầu trẻ" đôi khi vẫn thôi thúc anh. Vì thế mà anh vẫn thường xuyên tổ chức các khóa học để đào tạo các kỹ năng sống và phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
Tuổi trẻ là sôi nổi và luôn khao khát học hỏi, Trần Mạnh Hoàng Việt không ngừng trau dồi bản thân mình. Học trăm nghề, là người trong muôn ngành. Từ quản trị kinh doanh, tài chính chứng khoán, cho đến bất động sản, gần như mọi lĩnh vực anh đều đã nỗ lực học tập và rồi cuối cùng anh lại bén duyên với ngành bảo hiểm nhân thọ.
"Nếu như mỗi con người có được sự bảo vệ và chuẩn bị trước cho những rủi ro của cuộc sống thì sẽ không có cảnh nhà tan cửa nát, sẽ không có cảnh những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo xin dừng chữa trị vì không đủ kinh phí".
Tuổi 34 – nhảy việc và quyết định táo bạo
Tuổi 34, cái tuổi không quá già cũng không quá trẻ, với một cán bộ công an, thu nhập ổn định sự nghiệp dường như đang trên đỉnh cao, nhảy việc dường như là điều không tưởng với nhiều người. Thế nhưng, Trần Mạnh Hoàng Việt đã đi đến quyết định táo bạo đó.
Theo anh chia sẻ, việc làm anh băn khoăn và đi đến quyết định rẽ lối đó là do một biến cố khá lớn. Một người bạn thân của anh đã qua đời vì tai nạn giao thông. Lúc đó, anh cảm thấy nếu như mỗi buổi đi giảng dạy tốt hơn, nếu như hiểu nhiều hơn về cách phòng ngừa về tất cả những rủi ro trong cuộc sống, thì mình sẽ giúp được nhiều người hơn, điều này đã canh cánh rất lâu trong lòng anh.
(Danh hiệu MDRT đầu tiên của Trần Mạnh Hoàng Việt)
"Sẽ luôn có xác suất của những biến cố không ngờ trong cuộc đời, xác suất đó không cao, nhưng luôn có", anh chia sẻ.
Năm 2019, nhận được lời mời cộng tác từ MB Ageas, anh đã có cơ hội trải nghiệm khi làm việc trong ngành bảo hiểm và nhận ra được giá trị to lớn mà bảo hiểm có thể mang lại cho xã hội. 2020 anh chính thức "nhảy việc" và chỉ sau 1 năm công tác, danh hiệu MDRT đã về tay anh và sang năm 2022, anh lại một lần nữa được vinh danh tại bàn tròn.
Làm bảo hiểm, đừng khoe doanh số hãy khoe bảo vệ được bao nhiêu khách hàng
Giai đoạn đầu khi bước sang lĩnh vực bảo hiểm đúng là anh có rất nhiều những sự chật vật bởi đây là một ngành nghề hoàn toàn mới với anh, và thực sự là thời điểm đó chỉ có niềm đam mê mới giúp anh tồn tại. Trăn trở rằng làm sao nhiều người biết đến bảo hiểm nhân thọ một cách đúng đắn, anh đã tự xây dựng một kênh Youtube cho riêng mình với cái tên Trần Việt MB, kênh hiện tại cũng đã đạt gần 50.000 người theo dõi.
Chia sẻ thêm anh cho biết, ngày đầu xây dựng kênh, anh chỉ đơn thuần có gì nói đấy, cách ăn mặc để "lên hình" chỉ là áo phông đơn giản với một chiếc bảng đen lớn, những nét chữ anh tự viết, nội dung tự chuẩn bị, để xuất bản được video đầu tiên mất gần một tháng vì phải học về cách biên tập một video.
Giai đoạn 6 tháng đầu tiên, các nội dung anh đăng tải không một ai xem. Tuy "Vạn sự khởi đầu nan" nhưng anh vẫn kiên trì, bền bỉ bất chấp kết quả chưa tốt, cải thiện mình mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.
(Anh Việt trong 1 video bài giảng)
Tuy nhiên, với anh ngay từ đầu, bảo hiểm không phải là những sự "bóng bẩy", hay là doanh số vài tỷ mỗi năm, mà nó là sự hạnh phúc mỗi khi một khách hàng được bảo vệ bởi bảo hiểm.
Anh Việt chia sẻ, chiều 28 Tết năm 2022, anh và một vị khách hàng sinh năm 1998 dẫn nhau ra một bệnh viện tại Hà Nội để khám theo chỉ định của công ty bảo hiểm. Mọi thứ đều rất suôn sẻ cho đến khi vào phòng nội soi tai mũi họng.
Kết quả nội soi tại phòng này cho thấy, khách hàng được chẩn đoán Ulympo Hạch bạch huyết – (một dạng ung thư khó điều trị). Thời điểm đó, anh thực sự rất rối bời vì khách hàng còn quá trẻ và ngày Tết đoàn viên đang cận kề. Anh đã rất băn khoăn có nên nói với khách hàng hay không.
Để khẳng định là ung thư nếu chỉ dựa vào kết quả nội soi là chưa đủ. Ngay trong chiều đó, anh cố gắng làm thêm xét nghiệm sinh thiết cho khách hàng trẻ đó. Kết quả sinh thiết được bệnh viện hẹn trả vào khoảng mùng 5 Tết. Mặc dù chỉ khoảng 1 tuần nhưng đó dường như là khoảng thời gian dài nhất đời anh.
Năm ấy, Việt kể, anh đã thực sự "mất tết" vì nghĩ đến hoàn cảnh và tương lai của bạn trẻ ấy. Cứ nghĩ đến cảnh phải đối mặt với kết quả xét nghiệm mà ăn không ngon, ngủ không yên.
"Thời điểm đó, nỗi lo của tôi không phải là liệu bạn ấy có thể tham gia được bảo hiểm hay không mà chỉ biết cầu trời cho kết quả xét nghiệm cho một kết quả tốt đẹp", anh Việt cho biết.
Đến ngày mùng 6, khách hàng vẫn không phản hồi, anh đã nghĩ là chắc kết quả rất xấu nên khách hàng không liên lạc với mình. Anh đánh liều đành nhấc máy gọi thử. Kết quả là đầu dây bên kia vang lên tiếng cười và câu nói "Em vào xem thì không sao, hôm qua em bận quá chưa kịp xem". Mọi thứ như vỡ òa ở thời điểm đó.
"Thứ đáng để một tư vấn viên bảo hiểm khoe không phải là danh hiệu, bảng lương hay doanh số, mà là mỗi năm bảo vệ được bao nhiêu khách hàng", anh chia sẻ
3 từ khóa để đi đến doanh số khủng
Có 3 từ khóa về Hoàng Việt mà có thể đây cũng chính là bí quyết anh có được doanh số siêu khủng đó là "chính trực", "kiên định" và "học hỏi".
Trong đó chính trực nghĩa là khi làm việc phải nói thật, nói đúng và đặt giá trị khách hàng lên hàng đầu.
Kiên định là đi đến cùng với sự lựa chọn của mình. Trong đó, ở cương vị một người tư vấn, khi đã hứa với khách hàng sẽ hỗ trợ hợp đồng lâu dài lúc tham gia thì phải thực hiện đến cùng cam kết đó.
Cuối cùng là luôn luôn học hỏi. Bản thân anh là người "nhảy việc" nên nếu không học tập liên tục sẽ không thể giúp được khách hàng. Khi bản thân có kiến thức sâu rộng, thì khách hàng sẽ được tư vấn, chăm sóc và phục vụ tốt hơn.
"Mấu chốt để có được thành công như ngày hôm nay của anh đó là sự bền bỉ, chính trực và ham học hỏi. Anh có thể dành 10-12 tiếng mỗi ngày chỉ để dành cho nghiệp bảo hiểm".
(Hơn 35 tuổi, Hoàng Việt vẫn đến lớp, vẫn đi học)
Đôi lời nhắn nhủ tới người trẻ
Thành công bắt đầu từ sự học, để có thể thành công phải không ngừng học hỏi và vươn lên. Điều này càng đặc biệt đúng với một tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp. Quan điểm này cũng được thực hiện xuyên suốt đối với những đồng nghiệp do anh dẫn dắt và đào tạo. Mỗi một người tư vấn viên mới phải học tập liên tục xuyên suốt trong nhiều ngày mới được đi gặp khách hàng.
Về hành trình quản lý tài chính cho người trẻ từ 18 đến 25 tuổi thì anh cho rằng: "Người trẻ thường chỉ nhìn ở thế "tấn công", các bạn luôn muốn cố gắng "cày cuốc" kinh doanh, đầu tư để sớm có thật nhiều tiền, và đôi khi là đánh đổi cả sức khỏe của mình để đạt được mọi thứ thật sớm.
Tuy nhiên, các bạn cũng nên nhìn về khía cạnh "phòng thủ tài chính" vì tuổi trẻ thường có tính mạo hiểm cao nhất, và khi đó độ rủi ro cuộc sống cũng tăng tương ứng. Điều này lại có thể dẫn đến những kết cục không tốt hoặc tệ hơn là khủng hoảng. Khi đó, việc "tấn công" nhiều mà không mang lại kết quả, ắt sẽ bị thủng lưới. Trong cuộc đời, luôn có một xác suất để việc này xảy ra và làm mất toàn bộ thành quả của bạn, anh lưu ý người trẻ.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp "Khủng hoảng kinh tế gia đình" khi mà một người thân không may qua đời, bị bệnh hiểm nghèo hay mất đi nguồn thu nhập chính. Có những trường hợp, một số người vay tiền mua nhà và chặng đường mua nhà chỉ còn một chút nữa là có thể hoàn thành, song vì gặp khủng hoảng nên rồi chẳng những mất tiền mà tài sản tích cóp cũng theo đó mà ra đi.
Những người trẻ trước hết là hãy chú trọng bảo vệ sức khỏe của mình cả về thể chất cơ và tài chính. Thứ hai là chịu khó học tập, mở mang kiến thức để vươn lên trong cuộc sống. Thứ ba, là hãy tập chuẩn bị cho mọi tình huống trong cuộc sống cả lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn.
Hiện tại, mỗi ngày chỉ cần các bạn bớt đi một cốc trà sữa từ 20-30 nghìn thì vẫn có thể mua được một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo vệ chính bản thân mình và những người thân yêu.
"Thời điểm tốt nhất để tham gia bảo hiểm không phải là thời điểm nhiều tiền nhất mà là thời điểm khỏe mạnh nhất", anh Việt chia sẻ.