"Từ bỏ đồ ăn nhanh để trị bệnh viêm tuyến giáp, điều tôi không thể ngờ tới lại xảy ra"
Cảm giác mệt mỏi và những cơn đau bụng bắt đầu xuất hiện trở lại, tới mức ám ảnh tôi.
- 11-11-2018Người vô kỷ luật vui vẻ với những thú vui hời hợt tầm thường, người tự kỷ luật hiểu rõ bản thân thực sự muốn gì: Điểm khác biệt làm nên thành công hay thất bại
- 11-11-2018Không phải di truyền, lối sống mới là yếu tố quyết định chúng ta có thể sống bao lâu
Hồi sinh viên, tôi tăng cân , lúc nào cũng thấy mệt mỏi và ngủ không ngon. Nhưng chắc chắn tôi không phải là người duy nhất trong đám bạn cảm thấy như vậy.
Tuy nhiên, không giống các bạn khác, tôi phát hiện ra rằng, sau khi tốt nghiệp, các triệu chứng của tôi không chỉ là kết quả của những buổi thức đêm và chế độ ăn thiếu lành mạnh. Tôi được chẩn đoán mắc viêm tuyến giáp Hashimoto, một chứng bệnh tự miễn dẫn tới tình trạng tuyến giáp kém hoạt động, gây tăng giảm cân thất thường, viêm và một số vấn đề khác.
Trong vài năm tiếp theo, xuất hiện nhiều triệu chứng hơn - bốc hỏa, táo bón, tiêu chảy, co rút khi tập luyện và nổi mụn. Tôi phải tới gặp bác sĩ để tìm kiếm giải pháp. Rốt cuộc, một bác sĩ theo hướng chăm sóc tổng quát cho bệnh nhân gợi ý tôi thử loại bỏ dần một số thực phẩm theo có bị mắc chứng bất dung nạp nào không.
Sau nhiều tháng thử nghiệm, tôi phát hiện việc loại bỏ gluten và ăn sạch, ăn thực phẩm toàn phần thực sự giúp tôi kiểm soát triệu chứng (vốn là trường hợp thường thấy ở những người bị bệnh Hashimoto). Tôi có nhiều năng lượng hơn, tiêu hóa tốt hơn và theo kết quả xét nghiệm máu, tuyến giáp của tôi thậm chí đã vận hành tốt hơn.
Nhưng việc duy trì chế độ ăn nghiêm ngặt mới của tôi trở nên khó khăn
Là người hướng dẫn nấu ăn, chuyên gia phát triển công thức món ăn và tác giả sách dạy nấu ăn, cả cuộc đời tôi gắn liền với thực phẩm. Và tôi từ từ "ngựa quen đường cũ". Tôi vẫn ăn thực phẩm không gluten nhưng tôi cũng ăn rất nhiều sản phẩm từ sữa, đường và carbohydrate tinh luyện. Cảm giác mệt mỏi và những cơn đau bụng bắt đầu trở lại ám ảnh, hành hạ tôi.
Mỗi lần bắt đầu cảm thấy tồi tệ về cách mình ăn uống, tôi lại dành ra vài tuần để tập trung cao độ vào chế độ ăn, bắt đầu thấy khá hơn, rồi sau đó lại từ từ "ngựa quen đường cũ".
Khao khát được trở lại đúng đường nhưng kiệt sức do phải cố gắng ăn sạch mọi lúc mọi nơi, tôi quyết định điều chỉnh lại mọi nỗ lực của mình. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2015, tôi quyết định chỉ đưa ra một thay đổi mới tốt cho sức khỏe cho từng tháng. Tôi cũng tập trung vào các phần khác nhau của chế độ ăn và lối sống (ví dụ, bổ sung nhiều nước hơn, ăn nhiều chất xơ hơn) và theo dõi tác động của mỗi thay đổi đó đối với cảm nhận của tôi. Cho tới cuối năm, tôi có thể xác định được phần nào trong cuộc sống cần phải thay đổi vĩnh viễn và phần nào có thể chờ thêm chút nữa.
Tôi quyết định "đánh lớn", bắt đầu với 30 ngày "thải độc": Từ bỏ caffeine, rượu và đường tinh luyện
Tuần đầu tiên thật quá thử thách. Tôi không phải người nghiện cà phê nên từ bỏ caffeine và cả rượu nữ không quá khó với tôi. Nhưng đường lại là chuyện khác. Tôi có các triệu chứng ci đường như đau đầu và cảm giác bứt rứt, khó chịu. Nhưng biết rằng, thay đổi này chỉ kéo dài 30 ngày giúp tôi vượt qua. Tôi tự nấu ăn nhiều hơn bao giờ hết, ăn nhiều trái cây hơn và suy nghĩ về việc mình sẽ ăn gì hơn là chộp lấy một thứ gần mình khi đói.
Trướ tuần thải độ thứ 2, tôi có mức năng lượng ổn định, duy trì trong cả ngày. Trước khi kết thúc 30 ngày, tôi ngủ ngon hơn bao giờ hết và thức giấc trước khi chuông đồng hồ báo thức nhiều lần tắt - bật như trước đây. Không rượu và caffeine, tôi không còn bị các cơn thèm hành hạ trong ngày nữa. Làn da tôi cũng đẹp hơn.
Tôi yêu cảm giác lúc đó của mình. Nhưng tôi biết rằng với tôi, loại bỏ đường hoàn toàn không phù hợp với lối sống tôi đang theo đuổi. Theo vì dằn vặt bản thân vì điều đó, tôi vui vẻ đưa ra điểm trung gian: Tôi đơn giản là chú ý nhiều hơn tới lượng đường sẽ hấp thụ.
Với cà phê, tôi vẫn yêu vị của nó (và tự chiều chuộng bản thân vào vài dịp nghỉ) nhưng tôi quyết định chuyển sang uống chủ yếu trà xanh. Và tôi cố gắng tránh xa rượu vào các buổi tối.
Tôi thử thay đổi một điều mới mỗi tháng và nhận ra, quá trình thử - sai phù hợp với mình
Tôi tiếp tục tập trung vào từng thay đổi một trong mỗi tháng và tôi ghi lại quá trình đó trên blog. Rất nhiều chi tiết liên quan tới chế độ ăn. Nhưng tôi cũng cố gắng tìm ra thứ mình thích, ví dụ, chỉnh sửa vóc dáng, ngủ nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân:
- Tháng 2, tôi thử dùng mỗi các sản phẩm làm đẹp tự nhiên để xem nó có giúp ích gì cho làn da của tôi không.
- Tháng 3, tôi tập trung vào ăn các loại thực phẩm giảm viêm (thực phẩm lên men, lợi khuẩn và nhiều chất xơ hơn)
- Tháng 4, tôi uống lượng nước tính theo ounce (1 ounce = 30ml) bằng nửa số cân nặng của mình mỗi ngày.
- Tháng 5, tôi tập trung vào cải thiện vóc dáng và cố gắng giảm thời gian ngồi nguyên 1 chỗ xuống 45 phút/lần.
- Tháng 6, tôi thay đổi lịch trình làm đẹp cá nhân của mình (ví dụ, bao lâu thì tẩy lông một lần).
- Tháng 7, tôi thử tập luyện mỗi ngày.
- Tháng 8, tôi hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách lập biểu đồ "ngày đèn đỏ" và thay đổi lịch trình ăn uống, tập luyện tương ứng để duy trì mức năng lượng.
- Tháng 9, tôi đặt mục tiêu ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.
- Tháng 10, tôi làm mới lại các phần thực hiện vào tháng 3, tập trung vào sức khỏe đường ruột và cố gắng kết hợp trở lại lợi khuẩn và ăn uống theo chánh niệm vào chế độ ăn.
- Tháng 11, tôi ưu tiên thư giãn và giảm stress bằng cách thiết lập lịch trình buổi sáng và thử tập thiền.
- Tháng 12, tôi nhìn lại một năm đã qua và thực sự xem xét kỹ những thay đổi (thực phẩm và lối sống) phù hợp với tôi và những thay đổi không phù hợp với tôi.
Với mỗi thay đổi, tôi cảm thấy mình đang thêm một công cụ nữa vào hộp dụng cụ của mình. Thay vì gây áp lực cho bản thân phải tuân thủ tất cả 12 thay đổi mỗi ngày cho toàn bộ phần đời còn lại – và trở nên bực bội, thất vọng khi không làm được – tôi cảm thấy mình tự tin hơn khi kết hợp những gì mình học được sau thử thách mỗi tháng vào cuộc sống hàng ngày theo một cách nho nhỏ nào đó.
Giờ tôi 32 tuổi và đã gần 3 năm kể từ khi tôi kết thúc "năm thịnh vượng" của mình. Tôi vẫn ăn đồ không gluten và tập trung vào ăn nhiều thực phẩm toàn phần, ít thực phẩm chế biến sẵn. Tôi ăn ít đường đi và uống nhiều nước hơn. Tôi uống trà xanh thay vì cà phê và thi thoảng uống rượu. Đôi lúc, tôi ăn thỏa thuê carbohydrate nhưng chúng không còn là phần trọng yếu như trước đây. Tôi làm đầy chế độ ăn bằng nhiều rau nhất có thể và bạn sẽ không nhìn thấy tôi mà không có một chai nước đầy đi kèm.
Tôi biết rằng, sức khỏe không đồng nghĩa với sự toàn hảo. Vì vậy, tôi không tự gây áp lực phải hoàn hảo. Và tôi chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vời đến thế.
Vài nét về tác giả:
Phoebe Lapin là người hướng dẫn nấu ăn, chuyên gia phát triển công thức món ăn, tác giả cuốn "The Wellness Project: How I Learned To Do Right By My Body Without Giving Up My Life". Cô cũng là người sáng lập và blogger của Feed Me Phoebe.
Nguồn: WHM
Helino