MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ chuyện mẹ chồng cho con dâu thẻ tín dụng trong phim 'Về nhà đi con' nghĩ về tính bảo mật khi dùng thẻ

12-06-2019 - 08:43 AM | Tài chính - ngân hàng

Thẻ tín dụng như con dao hai lưỡi. Để đảm bảo sự an toàn cần thiết, khách hàng cần cẩn trọng hơn mỗi khi đưa thẻ cho người lạ hoặc kiểm tra sao kê thường xuyên.

Cần nâng cao tính bảo mật dùng thẻ tín dụng

Bộ phim truyền hình hút khách "Về nhà đi con" có phân cảnh mẹ chồng nhân vật Anh Thư cho đôi trẻ chiếc thẻ tín dụng để đi hưởng tuần trăng mật. Nàng dâu Anh Thư "vừa ngại vừa thích" cầm chiếc thẻ và tung tăng mua sắm, vui chơi. Một chi tiết lướt qua rất nhỏ trong phim nhưng là hình ảnh phần nào phản ánh thực tế sử dụng thẻ tín dụng hiện nay tại Việt Nam: ai đó đưa thẻ tín dụng của mình cho nhân viên nhà hàng, cửa hàng thời trang, tạp hoá, siêu thị... để thanh toán.

Ví dụ nói trên được đưa ra tại hội thảo về thẻ tín dingj diễn ra tại TP HCM, chiều 11/6.

Chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiển kể cô con gái cưng khi đi du học ở nước ngoài, vì không có sẵn mà lại cần thanh toán bằng thẻ tín dụng nên nhân viên cửa hàng gợi ý có thể dùng thẻ từ xa. Tức là ông chỉ việc gửi ảnh chụp số thẻ, ngày cấp rồi gửi qua, phần việc còn lại họ sẽ làm giúp. Ông cho rằng đó chính là lỗ hổng của thẻ, khi mà tất cả đều trở nên dễ dàng thì nguy cơ bảo mật không cao. Vị chuyên gia gọi thẻ tín dụng là "con dao hai lưỡi".

Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Ngân hàng số, LienVietPostBank, thừa nhận ở Việt Nam, chủ thẻ dường như không chú trọng quá nhiều tới việc bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng thẻ.

Từ chuyện mẹ chồng cho con dâu thẻ tín dụng trong phim Về nhà đi con nghĩ về tính bảo mật khi dùng thẻ - Ảnh 1.

Cần nâng cao tính bảo mật khi sử dụng thẻ tín dụng. Ảnh minh họa

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc công ty luật Basico, cũng nhận định quy trình phát thẻ sắp tới nên có vài điểm nhấn thay đổi. Ví dụ câu chuyện đưa thẻ cho người khác thanh toán, ngân hàng có thể yêu cầu bên nhận thanh toán (Merchant) phải thực hiện thanh toán tại bàn hoặc tại quầy và có mặt khách hàng.

Để kiểm soát các giao dịch qua thẻ tín dụng, ông Bình nói khách hàng khi thực hiện giao dịch sẽ nhận được tin nhắn báo đã thực hiện mua hàng ở đâu, số tiền bao nhiêu. Thứ hai, kỳ sao kê của một thẻ tín dụng hàng tháng, ngân hàng có ngày quy định ra sao kê, khách sẽ nhận được sao kê điện tử qua email. 5 ngày trước ân hạn thanh toán tiền, ngân hàng sẽ nhắn tin qua điện thoại để khách hàng để biết được số dư nợ.

30% sử dụng thẻ chip cuối năm 2019

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, tính đến hết quý I, khoảng 12 triệu thẻ tín dụng đã được phát hành trên địa bàn. 30% là thẻ quốc tế. Tốc độ tăng trưởng thẻ bình quân hàng năm đạt 20%.

Trong đó, số lượng ATM tính đến 31/3 đạt 40.000 nhưng máy POS (máy cà thẻ) lại tới 41.000. Theo định hướng thanh toán không dùng tiền mặt, ATM sẽ không phát triển nhiều, ngược lại máy POS sẽ tăng trưởng mạnh để đáp ứng nhu cầu và tạo tiện ích cho người dùng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP HCM, cho biết đến cuối 2019, hệ thống ngân hàng đặt mục tiêu phải có 30% thẻ từ chuyển sang thẻ chip, 35% các ATM hiện có phải nâng cấp để phục vụ thẻ chip. Dự kiến đến 2021, toàn ngành ngân hàng thực hiện chuyển đổi 100%.

Mới đây, 7 ngân hàng đầu tiên cho ra mắt thẻ chip nội địa gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBank.

Theo Khổng Chiêm

NDH.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên