MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ nhân viên kế toán trở thành tỷ phú giàu nhất mọi thời đại, “vua dầu mỏ” Rockefeller nói thẳng: Chăm chỉ thôi chưa đủ, muốn giàu phải nhớ 3 điều!

19-06-2024 - 18:40 PM | Tài chính quốc tế

Vì sao có nhiều người dù rất chăm chỉ vẫn mãi không kiếm được nhiều tiền?

Đã có rất nhiều người từ nhỏ đã được giáo dục rằng chỉ cần chăm chỉ làm việc, sẽ có thể kiếm được nhiều tiền. Nhưng kết quả là nhiều người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không kiếm được nhiều tiền. Thực tế là nhiều người giàu có không chỉ đơn thuần là nhờ làm việc siêng năng mà còn nhờ vào việc ra quyết định đúng đắn vào thời điểm thích hợp, và sau đó làm cho những cơ hội nhỏ dần trở nên lớn, từ đó trở thành người giàu có.

Vậy chúng ta nên làm gì để cải thiện tình hình, kiếm được nhiều tiền hơn? Những nội dung, bài học trong 38 lá thư của tỷ phú Rockefeller gửi cho con trai có thể sẽ giúp ích được cho bạn.

John Rockefeller là "vua dầu mỏ", "ông trùm kinh doanh" và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông bắt đầu làm việc từ một nhân viên kế toán nhỏ và từng bước gây dựng nên khối tài sản này. Vì vậy, trí tuệ kiếm tiền của Rockefeller quả thực đáng kinh ngạc!

Có câu nói: “Không ai giàu ba họ, chẳng ai khó 3 đời". Tuy nhiên, câu nói này không đúng với gia tộc Rockefeller. Trải qua hơn 100 năm, gia tộc này đã giàu có và hưng thịnh tới 6 đời.

Từ nhân viên kế toán trở thành tỷ phú giàu nhất mọi thời đại, “vua dầu mỏ” Rockefeller nói thẳng: Chăm chỉ thôi chưa đủ, muốn giàu phải nhớ 3 điều!- Ảnh 1.

Tỷ phú Rockefeller.

Không chỉ là vị tỷ phú danh tiếng, tài trí, Rockefeller còn được biết đến là một người cha tốt, ông còn để lại những bài học trí tuệ của mình qua 38 bức thư ông viết cho con cái mình. Từ những bức thư của vị tỷ phú, có thể rút ra 3 điều có thể giúp bạn tích lũy nhiều tài sản hơn và có một cuộc sống lý tưởng dựa trên sự chăm chỉ.

01. Hãy suy nghĩ trước khi hành động

Trong những bức thư, tỷ phú Rockefeller viết:

"Khi làm việc, cha luôn có một thói quen: Trước khi đưa ra quyết định, phải bình tĩnh suy xét và phán đoán. Một khi đã đưa ra quyết định thì phải kiên trì làm đến cùng.

Cho dù việc kinh doanh gặp phải khó khăn, dù đang cần vay tiền gấp đến mức nào, dù có người mang tiền đến trước mặt, cha cũng sẽ khống chế sự phấn khích và kích động của mình, bình tĩnh nói một câu: Để tôi suy nghĩ đã.

Vì sao phải như vậy?

Đây không phải là vấn đề trả lời chậm, mà là để thể hiện tính kỷ luật và khả năng kiềm chế của một người.

Chìa khóa của thành công chính là đưa ra quyết định đúng đắn trong thời điểm thích hợp.

Còn kích động, bốc đồng, nóng nảy và đầu óc không sáng suốt, sẽ dễ khiến người ta phạm sai lầm nhất”.

Ví dụ, bạn luôn cảm thấy rằng người lãnh đạo có thành kiến với bạn. Đột nhiên một ngày nọ, người lãnh đạo đó gọi bạn đến văn phòng và giao cho bạn một dự án rất quan trọng: "Lãnh đạo cao nhất của công ty rất coi trọng vấn đề này. Đừng làm hỏng chuyện."

Nhưng, bạn đừng vội mừng lên. Bạn có thể trả lời như sau: "Cảm ơn sự tin tưởng của anh, chị. Dự án này tôi chưa từng hiểu biết nhiều, có thể cho tôi thêm thời gian để làm quen với dự án được không?"

Sau đó, hãy nhanh chóng tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và kết quả của dự án: Liệu đây có phải là dự án quan trọng thực sự hay chỉ là một dự án "chỉ cần người đổ lỗi"?

Lúc này, việc đưa ra phản hồi sau cùng luôn tốt hơn là hứa hẹn ngay từ đầu. Do đó, khi bạn cảm thấy "may mắn đến", hãy suy nghĩ kỹ trước khi cam kết ngay lập tức. Nếu đó là cơ hội, nó sẽ luôn thuộc về bạn; nếu là một cái hố, bạn vẫn có lối thoát.

Từ nhân viên kế toán trở thành tỷ phú giàu nhất mọi thời đại, “vua dầu mỏ” Rockefeller nói thẳng: Chăm chỉ thôi chưa đủ, muốn giàu phải nhớ 3 điều!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

02. Hãy chịu đựng gian khổ một cách khôn ngoan

“Tri thức vốn dĩ trống rỗng, trừ khi tri thức thay đổi bằng hành động, nếu không thì việc gì cũng không thể xảy ra được”. Theo quan điểm của John D. Rockefeller, cách tốt nhất để biến “tri thức thành của cải” chính là chịu đựng gian khổ.

Vì vậy, điều này nói chúng ta nên làm việc chăm chỉ nhưng có tính toán. Bạn nên sử dụng "sự khó khăn trong thực tế" để kiểm tra xem liệu con đường của bạn có đúng không. Nếu phát hiện ra vấn đề, hãy điều chỉnh hướng đi ngay lập tức.

Rockefeller từng ký hợp đồng với một nhà cung cấp. Ban đầu ông nghĩ rằng sẽ kiếm được một khoản lớn từ đây, nhưng không ngờ đột nhiên lại có một cơn giá rét làm hư hại một phần lớn đậu.

"Lúc đó tôi không tính đến yếu tố mùa, mặc dù sau đó đã cứu vãn được thiệt hại nhưng điều này đã giúp tôi học được cách đưa ra quyết định cẩn thận hơn”.

Vì vậy, bạn đã từng học được gì từ những thử thách khó khăn? Là chỉ chăm chăm vào việc làm việc chăm chỉ mà không để ý đến những yếu tố khác hay là thường xuyên nhìn lại những cái hố đã gặp phải, sau đó bổ sung những lỗ hổng tri thức và tiếp tục tiến lên?

Ngoài ra, Rockefeller đã truyền cho con trai ông câu nói này với một mục đích khác. Cuộc đời của mỗi người sẽ chắc chắn phải đối mặt với nhiều thất bại. Một khi bị thất bại làm suy sụp, dễ dàng trở nên lười biếng. Nếu như vậy, dù cho một người có thế nào giỏi đi nữa, cũng sẽ không thể sống một cuộc sống tốt.

Vì vậy, nếu coi tất cả thất bại và khó khăn như "phương tiện kiểm tra tri thức", đồng nghĩa với việc đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ khó khăn nào sắp tới. Cứ như vậy, sức phản kháng của bạn chớp mắt đã nâng cao lên vài cấp bậc.

Từ nhân viên kế toán trở thành tỷ phú giàu nhất mọi thời đại, “vua dầu mỏ” Rockefeller nói thẳng: Chăm chỉ thôi chưa đủ, muốn giàu phải nhớ 3 điều!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

03. Chọn bạn bè

Rockefeller cũng nói với con trai mình: Đừng bao giờ giao du với “những người tiêu cực”. Bởi ông biết rằng, ở cùng với người thế nào, bạn sẽ trở thành người thế ấy.

Thoạt nghe, bạn có thể nghĩ: “Điều này quá phân biệt đối xử”. Nhưng nếu bình tĩnh suy nghĩ thì cũng không phải là không có lý. Ví dụ, khi bạn hẹn bạn bè đi ăn, bạn luôn có thể tìm thấy sự nhất trí về nơi đi, món ăn và thời gian. Khi bạn phải đưa ra quyết định quan trọng, người đầu tiên luôn ủng hộ bạn có phải là người trong gia đình thân thích nhất không?

Bạn thấy đấy, ý tưởng của những người xung quanh thường ngày càng giống với ý tưởng của bạn mà bạn không hề nhận ra. Kết quả là các bạn ngày càng trở nên giống nhau, hoặc cùng rất thành công hoặc cùng khó khăn, thất bại.

"Bạn ở bên cạnh ai thì bạn sẽ trở thành người như vậy". Bắt chước là bản chất của con người, cho dù bạn có thừa nhận hay không.

Vậy làm thế nào để chúng ta chọn được những người bạn tốt? Đầu tiên, bạn phải biết mình muốn trở thành người như thế nào.

Nếu muốn kiếm thật nhiều tiền, vậy thì hãy kết giao với những người bạn có “tố chất kiếm tiền”. Lưu ý rằng, không phải người đó hiện tại có tiền, mà là trong tư duy và cách làm của họ có phẩm chất riêng phù hợp với bạn hay không. Nếu một người suốt ngày chỉ toàn khoác lác, hoặc suốt ngày xài tiền của cha mẹ, bản thân không có bất kỳ hành động cầu tiến nào. Người đó cũng không phải là người bạn cần tìm. Hoặc là, bạn muốn trở thành một người có nghị lực, vậy thì đừng ngại giao du với người có thể kiên trì đến cùng với mục tiêu.

Theo: Toutiao

Theo Minh Nguyệt

Đời sống và pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên