MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...

18-03-2024 - 08:58 AM | Doanh nghiệp

Sau năm 2023 đầy thử thách, bức tranh kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 được các tổ chức tài chính dự báo với gam màu tươi sáng hơn. Trong những tháng đầu tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam cũng đã có một số dấu hiệu tích cực.

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...- Ảnh 1.

Từ những chuyển biến trong  tình hình kinh tế vĩ mô...

Theo báo cáo của S&P Global, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đạt kết quả 50,4 trong tháng 2, tăng nhẹ so với 50,3 điểm của tháng 1 và nằm trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ hai liên tiếp. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng tháng thứ hai liên tiếp.

Báo cáo của Ngân hàng UOB đánh giá, những dữ liệu này cho thấy động lực chung trong lĩnh vực sản xuất và thương mại bên ngoài đang có những dấu hiệu tích cực. UOB cũng kỳ vọng tốc độ này sẽ duy trì, đặc biệt trong nửa cuối năm 2024 khi sự phục hồi trong lĩnh vực bán dẫn vững chắc hơn và các ngân hàng trung ương toàn cầu bắt đầu vận hành chính sách lãi suất phù hợp hơn.

UOB dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024, nằm trong mục tiêu chính thức là 6-6,5%. Trong quý 1/2024, UOB kỳ vọng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ở mức 5,5% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của kỳ nghỉ tết Nguyên đán. UOB cũng dự báo, áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng, với dự báo CPI toàn phần sẽ tăng lên mức 3,8% vào năm 2024, từ mức 3,25% vào năm 2023.

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...- Ảnh 2.

Ngoài ra, UOB cũng dự báo VND có khả năng phục hồi nhẹ. Tỷ giá USD/VND giao dịch lên mức cao mới 24.700 vào cuối tháng 2 cùng với sự mạnh lên của USD so với các đồng tiền châu Á. Bất chấp sự suy yếu trong ngắn hạn của đồng VND, kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng GDP mạnh hơn ở Việt và đà phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và ngoại thương là những yếu tố tích cực có thể giúp ổn định đồng VND. Bên cạnh đó, sự phục hồi tiếp theo của CNY – mà VND thường có cùng xu hướng – cùng với sự suy yếu của USD trước đợt cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 6 sẽ mang lại sự phục hồi nhẹ cho VND.

... Đến cơ hội cho các doanh nghiệp trong năm 2024

Dự báo về từng ngành, theo Vndirect Research, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu , kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể phục hồi trong những quý tiếp theo. Nguyên nhân vì tồn kho hàng nội thất, đồ may mặc và thực phẩm giảm dần sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy nhập khẩu tại các thị trường chính vào mùa lễ hội sẽ thúc đẩy đơn đặt hàng mới từ nửa cuối năm 2024.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ và EU tăng trở lại trong tháng 12/2023 từ mức giảm trong tháng 11/2023 , điều này cho thấy kỳ vọng của người dân về tình hình tài chính trong thời gian tới trở nên lạc quan hơn, nhờ đó có thể thúc đẩy tiêu dùng trong 2024.

Đối với ngành cảng và vận tải biển , hoạt động thương mại phục hồi có thể sẽ hỗ trợ cho khả năng phục hồi của ngành. Vào ngày 25/12, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về việc tăng giá sàn xếp dỡ container. Theo Vndirect Research, thông tư này sẽ góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp khai thác cảng container. Bên cạnh đó, tình hình gián đoạn tại Biển Đỏ khiến giá cước tăng trong ngắn hạn.

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...- Ảnh 3.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản nhà ở , giai đoạn khó khăn nhất đã qua và sẽ từng bước tiến lên từ nửa cuối năm 2024. Theo Vndirect, những nút thắt của bất động sản nhà ở đang dần được nới lỏng và đã xuất hiện những kết quả tích cực nhất định.

Mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các chủ đầu tư, và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nhu cầu mua nhà tích cực hơn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp đã tiến hành cơ cấu lại nợ để cải thiện tình hình tài chính. Thách thức về nguồn vốn đã dịu lại.

Đối với bất động sản khu công nghiệp , thị trường KCN miền Bắc được dự đoán tươi sáng hơn với dự báo giai đoạn 2024-2027 sẽ tiếp tục bùng nổ nguồn cung mới. Nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang có kế hoạch cụ thể để chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, với vị trí tiếp giáp Trung Quốc, thị trường miền Bắc sẽ trở thành điểm đến phù hợp, nắm bắt xu hướng chuyển dịch điện tử này. 

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...- Ảnh 4.

Đối với ngành thép , nhu cầu thép sẽ tăng trưởng trở lại nhờ thị trường bất động sản trong nước được kỳ vọng tiếp tục ấm lên trong giai đoạn 2024-2025. Giá thép sẽ có chuyển biến tích cực hơn vào năm 2024, do mức tồn kho đã giảm xuống mức kỷ lục và thị trường BĐS Trung Quốc được dự báo phục hồi nhẹ từ nền thấp của năm 2023 nhờ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Trung Quốc. Giá đầu vào ổn định hơn.

Đối với ngành tiêu dùng , chỉ số niềm tin người tiêu dùng có tín hiệu phục hồi. Lượng khách du lịch tăng trở lại sẽ thúc đẩy các hoạt động lưu trú, ăn uống và giải trí, giúp nhu cầu tiêu dùng cải thiện đáng kể vào năm 2024. Các công ty hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ được hưởng lợi đầu tiên khi dấu hiệu về nhu cầu phục hồi rõ ràng hơn do người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...- Ảnh 5.

Đối với doanh nghiệp dầu khí , Vndirect Research kỳ vọng nguồn cung thắt chặt sẽ hỗ trợ giá dầu với dự báo giá dầu Brent đạt mức trung bình 85 USD/thùng trong năm 2024. Đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trong một vài năm tới, là tín hiệu tích cực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thượng nguồn Dầu khí. Triển vọng thị trường vận tải Dầu khí dự báo sẽ duy trì ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị vận tải trong một vài năm tới.

Hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024"" do CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP tổ chức, với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế đầu ngành và doanh nghiệp dẫn đầu các lĩnh vực công nghệ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, sản xuất, tiêu dùng, năng lượng, xuất nhập khẩu như Ngân hàng Techcombank, ACB, HSBC, CTCK PineTree, Dragon Capital, Rapido, Tập đoàn AIG, Viettel Post,…

- Thời gian: 8h00-11h30 ngày 26/03/2024.

- Địa điểm: Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

-Điều hành Diễn đàn Hội thảo: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (nguyên Phó Viện trưởng CIEM).

Mọi thông tin liên quan đến Hội thảo xin vui lòng liên hệ email: mailto:info@cafef.vn hoặc đăng ký thông tin tại link này: https://forms.gle/B7JRM6LevZzCrnmp8

Từ những chuyển biến trong vĩ mô đến cơ hội cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực xuất khẩu, BĐS khu công nghiệp, FMCG...- Ảnh 6.

Ngọc Điệp

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên