MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ trước khi chiến tranh thương mại nổ ra, những cuộc thảo luận của giới chính trị Mỹ đã bị bao trùm bởi quan điểm thù ghét Trung Quốc

01-06-2019 - 09:11 AM | Tài chính quốc tế

Khi những vụ bê bối ăn cắp sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại tiếp tục là chủ đề nóng giữa hai quốc gia, thì quan điểm của giới chức Mỹ đối với Trung Quốc ngày một gắt gao hơn. Họ không ngại đưa ra những ý kiến dù bị cho là "diều hâu".

Tháng 10 năm ngoái, những ông chủ của một số công ty lớn đã được mời đến văn phòng phụ của Nhà Trắng. Tại đó, các giám đốc điều hành đã ký một bản cam kết không tiết lộ thông tin trong 1 ngày - cho phép họ xem tài liệu mật. Sau đó, Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia, Dan Coasts và 2 thượng nghị sĩ nói về việc Trung Quốc đã lấy cắp bí mật của họ như thế nào.

Sự kiện không được công bố này là ý tưởng của Thượng nghị sĩ Mark Warner của bang Virginia, một thành viên cấp cao của đảng Dân chủ trong Uỷ ban Tình báo Thượng viện và bản thân ông cũng là một nhà đầu tư công nghệ thành công. Tham gia với ông là Thượng nghị sĩ Marco Rubio đến từ Florida, một thành viên của đảng Cộng hoà trong uỷ ban.

Những vụ bắt giữ một số người bị tình nghi là gián điệp Trung Quốc gần đây chỉ tiết lộ một phần nhỏ những gì đang diễn ra, ông Rubio cho biết. Trung Quốc "là một mối đe doạ toàn diện nhất mà đất nước của chúng ta từng đối mặt". Ông khẳng định, mục đích ở đây không phải để kéo Trung Quốc xuống mà là gìn giữ hoà bình. Ông nhận thấy sự mất cân bằng trong mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc, nếu không được giải quyết thì chắc chắn "sẽ dẫn đến sự xung đột rất nguy hiểm."

Phát biểu ngắn gọn trong văn phòng Thượng viện, ông Rubio chỉ trích một mô hình kinh tế đã ép các giám đốc điều hành phải tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Ông cáo buộc, Trung Quốc đã học cách sử dụng hệ thống đó để đưa các công ty trở thành "những người ủng hộ chính sách" của họ. Các chính trị gia thường xuyên thề rằng sẽ cứng rắn với hành động gian lận của Trung Quốc. "Sau đó họ sẽ bị Trung Quốc điều khiển để Nhà Trắng phải xuống nước."

Các nhà đầu tư mạo hiểm cũng được mời tham dự những buổi thuyết trình của Warner và Rubio. Ông Rubio phàn nàn rằng kế hoạch kinh doanh của một số công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon là dự tính bán lại, mà không quan tâm đến những nhà đầu tư đó có phải là người Trung Quốc hay không.

Các thành viên Quốc hội đã soạn thảo các đề xuất cho một loạt những biện pháp mới kiểm soát xuất khẩu đối với các sản phẩm được coi là quan trọng đối với an ninh kinh tế và quốc gia, đặc biệt là từ các ngành công nghiệp được coi là ưu tiên trong kế hoạch Made in China 2025. Các khoản đầu tư của Trung Quốc sẽ được Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) giám sát gắt gao hơn. Đạo luật Hiện đại hoá Đánh giá rủi ro Đầu tư nước ngoài gần đây đã mở rộng phạm vi kiểm soát của CFIUS sang các lĩnh vực mới, như mua bất động sản gần những khu vực nhạy cảm. Một kế hoạch thí điểm, bắt buộc cơ quan này phải xem xét đầu tư nước ngoài vào một loạt những "công nghệ quan trọng". Ông Rubio kể tên: viễn thông, điện toán lượng tử, AI và bất kỳ ngành công nghiệp nào thu thập lượng dữ liệu lớn - là những gì ông không muốn Trung Quốc tiếp cận.

Đứng về bên nào?

Buổi thuyết trình hồi tháng 10 đã thể hiện nỗ lực của lưỡng đảng liên quan đến Quốc hội và các cơ quan tình báo - gần với Nhà Trắng nhưng không phụ thuộc. Quan điểm của giới chức Mỹ về Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn. Sự đồng thuận về quan điểm này đã hợp nhất những gì gọi là bộ máy chính sách đối ngoại của Mỹ, bao gồm các thành viên của cả 2 đảng trong Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc, Bộ Tư pháp, các cơ quan tình báo và Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống. Bộ máy này còn bao gồm Phó Tổng thống Mike Pence - người đã biến một bài phát biểu vào tháng 10 năm ngoái thành một bản cáo buộc về những hành vi sai trái của Trung Quốc. Còn ông Trump thì mang quan điểm riêng.

Những người đứng đầu Lầu Năm Góc và các thành viên Quốc hội ngày càng mạnh mẽ gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự can thiệp của Trung Quốc với Đài Loan và khu tự trị Tân Cương, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận về nhân quyền kiểu Chiến tranh Lạnh rất ít khi được ông Trump quan tâm.

Từ trước khi chiến tranh thương mại nổ ra, những cuộc thảo luận của giới chính trị Mỹ đã bị bao trùm bởi quan điểm thù ghét Trung Quốc - Ảnh 1.

Michael Pillsbury, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Hudson, cho biết Tổng thống Trump không phải "một người mang quan điểm 'siêu diều hâu' về Trung Quốc". Những vấn đề như Đài Loan hay Tân Cương ông không đều không chú ý nhiều như thương mại. Ngay cả về thương mại, Pillsbury cho rằng ông Trump còn thận trọng hơn cả những cố vấn như Peter Navarro, người muốn các công ty Mỹ rời Trung Quốc. Ông Trump thường nói rằng ông không muốn gây tổn hại tới nền kinh tế Trung Quốc. Pillsbury cho hay: "Ông ấy thấy Trung Quốc là một mảnh đất rất thuận lợi cho đầu tư và lợi nhuận."

Bộ máy này muốn thay đổi những nguyên tắc cơ bản định hướng cho sự phát triển của Trung Quốc. Ngược lại, ông Trump ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình vì đã đặt lợi ích của Trung Quốc lên hàng đầu.

Tuy nhiên, các trợ lý có thể đã nói với ông Trump rằng Trung Quốc đang "ăn cắp bí mật của chúng ta". Ông cũng nhìn thấy những rủi ro chính trị trong bất kỳ thoả thuận thương mại nào - điều có thể bị coi là Mỹ đã xuống nước. Pillsbury cho hay: "Tổng thống hiểu rõ rằng đảng Dân chủ đang chờ ông 'mềm lòng' với Trung Quốc." Chris Coons, một Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, đồng tình rằng việc mang quan điểm "diều hâu" với Trung Quốc ở Quốc hội ngày nay "giống như những năm 1950 khi không có rủi ro chính trị nào trong việc bày tỏ quan điểm chống Liên Xô."

Điều đáng nói là, hôm 10/5, ông Trump đã nâng thuế quan đối với 200 tỷ hàng hoá Trung Quốc, đi kèm với đó là những dòng tweet khẳng định rằng Trung Quốc khao khát đảng Dân chủ "rất yếu thế" thắng cử vào năm 2020. Một quan chức cấp cao của chính quyền ông Trump nỗ lực hoà giải những nhóm khác nhau. Nhưng trong các ngành công nghiệp nhạy cảm, "rủi ro chính trị và tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên."

Các quan chức của Trung Quốc thì bị ám ảnh bởi những bất đồng với chính quyền ông Trump, không nhận ra sự cứng rắn của Washington đã xuất hiện từ trước và sẽ còn tồn tại lâu hơn cả ông Trump.

Washington và những động thái gắt gao hơn với Trung Quốc

Tháng 11 năm ngoái, Bộ Tư pháp đã thành lập "Sáng kiến Đe doạ Trung Quốc", với sự điều hành của các công tố viên và điều tra viên FBI, nhằm phát hiện những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đánh cắp bí mật thương mại và tác động đến dư luận, đặc biệt là trong các trường đại học. Tại Bộ An ninh Nội địa, Trung tâm Quản lý Rủi ro Quốc gia được thành lập để theo dõi các công ty có rủi ro cao làm việc trên cơ sở hạ tầng quan trọng. Một văn phòng của Bộ Ngoại giao trước đây tập trung vào vấn đề khủng bố, Trung tâm Can dự Toàn cầu, đã có một nhiệm vụ mới là chống tại hoạt động động tuyên truyền từ Trung Quốc, Nga và Iran.

Những lo ngại của Lầu Năm Góc về Trung Quốc trùng khớp với quan một nhận thức rằng khi quân đội dựa vào các công cụ công nghệ cao thì các cuộc tấn công mạng có thể có hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. 

Một nghiên cứu Lầu Năm Góc thực hiện, "Cung cấp một cách Không thoả hiệp", đã cảnh báo rằng chuỗi cung ứng không an toàn đẩy lực lượng vũ trang Mỹ đối mặt với "rủi ro nghiêm trọng", do những vụ hack và phá hoại công nghệ cao. Một nghiên cứu của Tổ chức Mitre cho thấy rằng các máy bay chiến đấu hiện đại có thể phải phụ thuộc vào 10 triệu dòng mã phần mềm, nên việc sử dụng các mã không rõ nguồn gốc, như một số công ty đang làm, là cực kỳ nguy hiểm.

Từ trước khi chiến tranh thương mại nổ ra, những cuộc thảo luận của giới chính trị Mỹ đã bị bao trùm bởi quan điểm thù ghét Trung Quốc - Ảnh 2.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc đã thành lập một cơ quan mới là "Văn phòng Phân tích Kinh tế và Thương mại" có nhiệm vụ rà soát từ các hợp đồng quốc phòng dành cho các công ty Trung Quốc cho đến các nhà cung ứng thứ ba. James Mulvenon, một chuyên gia về an ninh mạng Trung Quốc, giải thích: "Lầu Năm Góc đã quyết định chất bán dẫn là ‘ngọn đồi’ nơi họ sẵn lòng chiến đấu đến chết. Chất bán dẫn là ngành công nghiệp Mỹ phải dẫn đầu và dựa vào đó mọi thứ khác được sản xuất".

Thảo luận của các quan chức ở Washington đã vượt ra ngoài câu hỏi Trung Quốc là đối tác hay đối thủ. Cuộc tranh luận duy nhất còn lại liên quan đến quy mô tham vọng của Trung Quốc. Theo ông Rubio, ông Tập cho rằng "vị trí phù hợp của Trung Quốc là quốc gia quyền lực nhất thế giới".

Một số viên chức bổ nhiệm chính trị trong Bộ Ngoại giao của ông Pompeo dường như muốn tuyên bố rằng xung đột giữa các nền văn minh Đông - Tây đang diễn ra. Ngày 29/4, Giám đốc hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao, Kiron Skinner, đã phát biểu tại một diễn đàn do New America tổ chức, rằng đã đến lúc cần có một chiến lược với Trung Quốc tương tự như chiến lược ngăn chặn của George Kennan đối với Liên Xô.

Trong giờ giải lao giữa những đợt bỏ phiếu, tại một văn phòng ở Tòa nhà Quốc hội, ông Chris Coons kêu gọi hãy đối phó với Trung Quốc như bản chất họ vốn có, chứ không phải với một Trung Quốc như Mỹ mong muốn. Ông không nghĩ rằng Trung Quốc phản đối ý tưởng về một trật tự dựa trên các quy tắc, nhưng cũng nhận thấy Trung Quốc "có hành vi cực kỳ tồi tệ trên sàn kinh tế thế giới". Ở Washington ngày nay, thì ý kiến của Coons được coi là quan điểm ôn hoà rồi.

Gigi

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên