Từng được ít người lựa chọn, một ngành học đột ngột hot trở lại với điểm chuẩn gây choáng
Năm 2024 chứng kiến sự thay đổi "chóng mặt" về điểm chuẩn của một số nhóm ngành nghề từng không được nhiều người chú ý đến.
- 25-08-2024Tuyển sinh 2024: Ngành học dễ hiểu lầm "bị ghét", điểm chuẩn thấp, thu nhập đáng mơ ước
- 23-08-2024Không phải IT, Marketing, đây là NGÀNH HỌC dành cho người sáng tạo, nhu cầu nhân sự tăng cao hằng năm: Thu nhập vài chục triệu đồng/tháng nếu biết làm 'tay trong tay ngoài'
- 23-08-2024Ngành học nhiều người sợ nhất Trung Quốc: Chỉ hơn 10 trường đào tạo, tỉ lệ có việc làm hơn 95%, thu nhập lên đến hơn 100 triệu đồng/tháng
So với nhiều năm trước đây, điểm chuẩn thời điểm hiện tại có nhiều sự thay đổi mới đáng quan tâm khi nhiều nhóm ngành nghề bỗng hot trở lại. Từng vấp phải nhiều định kiến, thậm chí bị cho rằng không còn được trọng dụng dù đóng vai trò quan trọng trong văn hóa - xã hội, các ngành học về Lịch sử năm nay lại có điểm chuẩn cao ngất ngưởng khiến nhiều người bất ngờ.
Bên cạnh ngành Sư phạm Ngữ văn, điểm chuẩn Sư phạm Lịch sử chính là ngành giữ ngôi vương điểm chuẩn năm nay khi tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, điểm chuẩn hai ngành này cán mốc 29.30 điểm. Trong khi đó, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận điểm chuẩn đầy bất ngờ khi lên đến 28.60 cho ngành Sư phạm Lịch sử.
Vốn có điểm chuẩn là vừa sức với nhiều người, nhưng ngành Lịch sử tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM khiến nhiều sinh viên ngỡ ngàng khi con số lên đến 28.10 điểm. Song song đó, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội cũng gây choáng với điểm chuẩn 28.37 cho ngành học này.
Các ngành học liên quan đến Lịch sử sẽ cung cấp kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về lịch sử, trang bị các kiến thức về nghiên cứu, phân tích các vấn đề về lịch sử, tiến trình, ý nghĩa... Ngoài ra, sinh viên theo học các nhóm ngành sẽ được trang bị thêm kiến thức và kỹ năng ở những lĩnh vực về chính trị, văn hóa, xã hội...
Suốt thời gian qua, nhóm ngành nghề này vẫn chưa thật sự nhận được sự chú ý so với các nhóm ngành thuộc khối khoa học xã hội như: Báo chí, Văn học, Xã hội học... Nhưng xét về tổng thể, cử nhân tốt nghiệp từ ngành này cũng chẳng kém cạnh so với nhiều nhóm ngành nghề khác về các vị trí việc làm.
Theo học các nhóm ngành này, sinh viên sẽ có cơ hội việc làm đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với mục tiêu và sở thích của mỗi người. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc trong các cơ quan Nhà nước, bộ phận nghiên cứu về lịch sử, giảng dạy tại các trường trong lĩnh vực này...
Ngoài ra, sinh viên còn có thể mở rộng cơ hội việc làm của mình trong nhiều vị trí khác nhau từ những kiến thức chuyên môn đã được lĩnh hội trong quá trình học tập. Sinh viên vẫn có thể làm việc trong môi trường truyền thông báo chí, biên tập viên, du lịch, dịch vụ lưu trữ... Tuy nhiên, để có thể hoạt động tốt và cạnh tranh với thị trường lao động nhiều biến động hiện nay, người học cũng cần chủ động nâng cao về chuyên môn, cũng như các kiến thức có liên quan.
Tổng hợp
Phụ nữ số