MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuổi nghỉ hưu tăng là hợp lý?

29-11-2023 - 17:15 PM | Xã hội

Sự điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhằm thích ứng với quá trình già hóa dân số, nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai và đảm bảo cân đối thu- chi của quỹ hưu trí, tử tuất...

Để tương thích với quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Theo đó, người lao động (làm việc trong điều kiện bình thường) khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đủ 61 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 8 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Góp ý cho dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) thời gian qua, nhiều người lao động, cán bộ Công đoàn và doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu nhằm tạo điều kiện để người lao động tiếp cận với chế độ hưu trí khi mà tuổi nghề ngắn nhưng tuổi lao động dài. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu luật thì việc tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp.

Tuổi nghỉ hưu tăng là hợp lý? - Ảnh 1.

Tăng tuổi nghỉ hưu nhằm thích ứng với quá trình già hóa dân số và nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai

Theo TS Đào Mộng Điệp, Giảng viên Trường ĐH Luật (ĐH Huế), việc nâng tuổi nghỉ hưu là vấn đề của hầu hết các nước và cả Việt Nam. Sự thay đổi này là cần thiết vì một số lý do: Thích ứng với quá trình già hóa dân số và nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai. Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động nếu không mở rộng độ tuổi lao động thông qua việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; Việc điều chính tuổi nghỉ hưu là một trong những biện pháp thừa nhận và đảm bảo quyền được làm việc của công dân. Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 72% nam giới ở độ tuổi 60-65 và nữ giới ở độ tuổi 55 - 60 vẫn còn tiếp tục tham gia lực lượng lao động. Trong đó, Việt Nam ở mức khá cao, đứng thứ 41 trên tổng số 183 quốc gia được xếp hạng, Ngoài ra, việc mở rộng độ tuổi lao động, tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo cân đối tài chính quỹ hưu trí, tử tuất trong dài hạn.

Đồng quan điểm, Ths Hoàng Thị Minh Tâm, Giảng viên Trường ĐH Luật TP HCM, cho rằng việc tăng tuổi nghi hưu là cần thiết nhẳm đảm bảo sự cân đối giữa thu- chi quỹ BHXH. Ngoài ra, trên cơ sở sự phát triển của y học, đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cũng tăng lên đáng kê. Khi tham gia vào quan hệ lao động, để có thể phấn đấu đến một trình độ, kỹ năng nhất đinh đòi hỏi người lao động phải có thời gian tích lũy lâu dài cả về kiến thức và kinh nghiệm. Do đó, việc tăng tuổi nghi hưu cũng tạo cơ hội để người lao động có thời gian phát triển bản thân nhiều hơn, cổng hiến lâu dài và nhận được những lọi ích nhất định từ quá trình thực hiện quan hệ lao động.

Tuổi nghỉ hưu tăng là hợp lý? - Ảnh 3.

Thống nhất tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ là xu hướng chung của nhiều quốc gia

Bên cạnh đó, việc rút ngắn khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ cũng được đánh giá cao, bởi sự chênh lệch về độ tuổi nghỉ hưu cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của người lao động khi tham gia vào thị trường lao động. Sự chênh lệch tuổi hưu giữa 2 giới không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ cao tuổi mà còn tác động đến sự phát triển nghề nghiệp và sự phấn đấu của phụ nữ trẻ, đặc biệt là những người tốt nghiệp đại học hay những người tham gia vào thị trường lao động trễ do việc sinh con và trách nhiệm gia đình…

"Có thể khẳng định, việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với NLÐ là phù hợp với xu thế phát triển về kinh tế và xã hội, góp phần vào việc đảm bảo tính bền vững của quỹ BHXH nói chung, quỹ hưu trí và tử tuất nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra ở nước ta. Việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng phù hợp với thông lệ quốc tế vì theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có 176 quốc gia quy định tuổi nghi hưu của nữ từ đủ 60 -62 tuồi, chiếm 37,5%; Của nam từ đủ 60 tuổi- 62 tuổi chiếm 47,2%"- bà Tâm nhìn nhận.

Cũng theo bà Tâm, mặc dù đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với quy định của Luật BHXH năm 2014 nhưng hiện nay tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ vẫn có sự chênh lệch. Bà Tâm đề xuất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ theo hướng quy định thông nhất một độ tuổi. Việc quy định tuổi nghỉ hưu như nhau cũng là xu hướng chung của nhiếu quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, tuổi thọ của nữ hiện nay đang cao hơn so với nam và cơ cấu giới tính, người cao tuổi tại Việt Nam ngày càng có xu hướng nhiều nữ hơn nam. Hiện nay, 59% người cao tuổi tại Việt Nam là nữ, tỷ lệ này lên đến 70% đối với nhóm tuổi từ 80 trở lên.

Theo Hương Huyền

nld.com.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên