Tưởng làm "vua mọi nghề" nhưng nộp 250 CV vẫn thất nghiệp, tôi phát hiện "quy tắc ngầm" đằng sau cuộc chiến tìm việc làm
Sau một thời gian dài tìm việc rồi lại thất bại, người đàn ông này đã nhận ra những quy tắc bí ẩn đằng sau.
- 20-11-2023PGS.TS NSƯT Ngọc Lan: “Mẹ chồng tôi 90 tuổi vẫn đang học tiếng Anh, vậy cớ gì tôi không tiếp tục cống hiến?”
- 17-11-2023Có đắt đến đâu cũng nên mua cho mình: Loại quả là "aspirin" tự nhiên của tim, bổ máu, bổ lá lách, vừa chống oxy hóa và tẩy sạch mạch máu
- 16-11-2023Khảo sát 1.500 người sống thọ: Rốt cuộc tập luyện hay nghỉ ngơi mới giúp kéo dài tuổi thọ?
Khi nền kinh tế đi xuống, các công ty lớn trong ngành công nghệ buộc phải cắt giảm lương và sa thải nhân viên. Khi đó, những người đang tìm việc làm sẽ trở thành đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Shikhar Sachdev, một kỹ sư phần mềm ở Hoa Kỳ, đã từng trải qua thời kỳ liên tục bị từ chối khi tìm việc, dù đã nộp tới 250 hồ sơ xin việc. Mặc dù trở thành một lập trình viên, được coi là "vua của mọi nghề", nhưng quá trình tìm việc của anh không hề dễ dàng. Điều này thôi thúc anh muốn tìm kiếm nhiều công việc khác nhau. Mặc dù hiện tại đã có được 1 công việc, anh vẫn giữ thói quen theo dõi thị trường tuyển dụng.
Trong khi bạn bè tụ tập với nhau sau giờ làm để ăn uống, chơi game, giải trí… thì Shikhar Sachdev về nhà, mở máy tính lên và dành hàng giờ để điền đơn xin việc. Đó là một sở thích, hay nói cách khác, là một thói quen kỳ lạ của người đàn ông này. Anh vẫn tiếp tục gửi CV xin việc để từ đó rút ra những bí quyết đằng sau quá trình tìm việc làm, rồi cập nhật lên blog hướng dẫn mọi người.
Shikhar Sachdev, một kỹ sư phần mềm ở Hoa Kỳ.
Trong quá trình cập nhật blog này, anh dần nhận ra những "quy tắc ngầm" quan trọng.
Chỉ 1 chi tiết nhỏ cũng có thể khiến CV bị từ chối thẳng
Một kịch bản quen thuộc đối với những người tìm việc: Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn trở về nhà với rất nhiều cảm xúc tiêu cực, không hài lòng với công việc hiện tại cho nên muốn nộp đơn xin một vị trí mới. Nhưng sau đó, quá trình tìm kiếm vị trí, hoàn thành hồ sơ xin việc với những phần mềm rắc rối và tỷ lệ phản hồi thấp kinh khủng khiến bạn nản lòng. Thế là bạn từ bỏ.
Theo nền tảng tuyển dụng Appcast, 92% người tìm việc từ bỏ việc nộp đơn xin việc trước khi hoàn thành mẫu đơn xin việc của họ.
Ban đầu, Shikhar Sachdev không hiểu được tại sao lại xảy ra tình trạng này. Tuy nhiên, khi bản thân đã rơi vào trường hợp đó và phải hoàn thiện 250 CV gửi đi khắp nơi, trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, anh đã cảm thán: "Tôi muốn phát điên."
Xuất thân từ Geneva, Thụy Sĩ, Shikhar Sachdev tốt nghiệp Đại học California, Berkeley vào năm 2019 với bằng Kinh tế Môi trường và Triết học. Hầu hết bạn bè của anh ấy sống ở Bay Area và có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp ở đó, vì vậy anh ấy quyết định ở lại đây để tìm việc.
Đến năm cuối cấp, Sachdev bắt đầu điên cuồng nộp đơn xin việc tại địa phương. Nhưng những CV của anh đã "đi thẳng vào thùng rác" ngay lập tức. "Có lần, tôi bị từ chối chỉ sau 4 phút gửi hồ sơ", anh cho biết. "Có thể là do tôi cần bảo lãnh visa để ở lại làm việc. Sau này, khi đã nhận ra sai lầm, tôi mới có thể tiếp cận cơ hội được mời phỏng vấn."
Trước khi được nhà tuyển dụng chấp nhận, ai cũng chỉ là "dữ liệu"
Chris Russell, giám đốc điều hành công ty tư vấn tuyển dụng RecTech Media, cho biết những người tìm việc từ lâu đã phàn nàn về quy trình tuyển dụng truyền thống. Nhưng kể từ khi tuyển dụng trực tuyến bắt đầu vào giữa những năm 1990, những lo lắng mới đã xuất hiện.
Các trang web việc làm trực tuyến như Monster và CareerBuilder tràn ngập lượng lớn người nộp đơn. Hệ thống "sàng lọc" ra đời để giúp các nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian. Các hệ thống này tự động xếp hạng và lọc ứng viên dựa trên từ khóa mà nhà tuyển dụng cần một cách "vô tình". Từ quan điểm của những người tìm việc, chúng giống như những rào cản mới giữa người tìm việc và việc làm.
Russell nói: "Những hệ thống này được xây dựng từ quan điểm của một công ty tuyển dụng. Họ không nghĩ về trải nghiệm người dùng từ góc độ của ứng viên."
Kết quả là, khi mà CV của bạn không có được từ khóa đó, dù năng lực của bạn có hấp dẫn đến đâu, bạn cũng không thể chạm tới nhà tuyển dụng. Nhiều người tìm việc không muốn lãng phí công sức nên lại tìm đến các công cụ như Chat GPT để điền hồ sơ. Cuộc chạy đua vũ trang AI đang tràn ngập thị trường việc làm với những người tìm việc nửa vời và những công cụ lọc không thể vượt qua, trở thành bất lợi cho cả hai bên.
Dombrowski của Indeed cho biết một số nền tảng, bao gồm cả nền tảng của ông, đã bắt đầu triển khai một phương pháp tiếp cận mới giúp tiết kiệm thời gian của cả hai bên, mặc dù vẫn dựa vào thuật toán.
Thay vì "ném" hàng trăm hồ sơ vào khoảng không rồi ôm hy vọng về một cơ hội le lói, người tìm việc có thể liệt kê các kỹ năng, trình độ và sở thích của mình rồi để AI gợi ý những vai trò phù hợp trước khi ứng tuyển.
Ông nói: "Sự kết hợp này thực sự đẩy nhanh quá trình tuyển dụng và kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng, những người có thể không bao giờ đủ thời gian để tự sàng lọc từng sơ yếu lý lịch".
Xác định rõ mình thực sự mong muốn công việc đó đến mức nào
Trên blog của mình, lập trình viên Shikhar Sachdev chia sẻ những ý tưởng cá nhân về cách làm cho đơn xin việc hiệu quả hơn đối với người tìm việc và nhà tuyển dụng.
Đầu tiên, ông khuyên người tìm việc nên ưu tiên những nhà tuyển dụng sử dụng các hệ thống đơn giản, từ đó tiết kiệm thời gian và nỗi lo về tinh thần.
Với những công việc thực sự yêu thích, hãy cố gắng liên hệ trực tiếp với HR trên LinkedIn.
Sachdev thích câu nói của giáo sư khoa học máy tính Randy Bausch: "Những bức tường gạch tồn tại là có lý do. Việc đối mặt và vượt qua những trở ngại có thể giúp một người khám phá ra họ muốn thứ gì đó đến mức nào".
*Nguồn: Aboluowang