Tuyến đường nghìn tỷ, kết nối hàng chục khu đô thị lớn ở Hà Nội hiện ra sao sau 6 năm xây dựng?
Sau 6 năm xây dựng, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32 đến nay vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng, công trường ngổn ngang máy móc, vật liệu.
Được khởi công từ ngày 28/10/2017, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32 có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Trong ảnh là điểm đầu của tuyến giao với Đại lộ Thăng Long.
Theo thiết kế, Dự án có chiều dài 5,6km; tốc độ tối đa 80km/h; quy mô mặt cắt ngang 60m. Là một trong những dự án trọng điểm của TP Hà Nội giao huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư để triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng và phấn đầu đưa Hoài Đức trở thành quận.
Tại điểm đầu của dự án, nhiều máy móc, vật liệu đang được tập kết để triển khai xây dựng.
Vật liệu nằm ngổn ngang giữa đường Vành đai 3,5. Tuy đã mục nát nhưng vẫn chưa được dọn dẹp. Theo dự tính, dự án được triển khai bao gồm nhiều hạng mục: Nền, mặt đường, hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng, hào kỹ thuật, cây xanh, cấp nước…
Hiện trên tuyến đường vẫn chỉ đang thành hình, một số đoạn được thảm nhựa. Dù chưa được hoàn thành, nhưng xung quanh khu vực Dự án Vành đai 3,5 đã hình thành hàng loạt các khu đô thị.
Đầu năm 2020, huyện Hoài Đức khởi công dự án hạ ngầm tuyến đường dây cao thế 220KV phục vụ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng đường vành đai 3,5 với tổng mức đầu tư trên 366 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2021, nhưng đến nay đường điện vẫn nằm giữa tuyến khiến nhà thầu không thể thi công Vành đai 3,5 đoạn qua xã Di Trạch.
Sau 6 năm triển khai, giai đoạn 1 của Dự án đã được hoàn thiện 95% khối lượng với triển khai lắp đặt các hệ thống đèn chiếu sáng, cống thoát nước và vạch kẻ đường; giai đoạn 2 hiện đã hoàn thành 60% khối lượng.
Đường Vành đai 3,5 qua địa bàn huyện Hoài Đức có ý nghĩa quan trọng góp phần từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng khu vực, giảm bớt gánh nặng giao thông cho đường Vành đai 3, phục vụ người dân đi lại thuận tiện và góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực phía Tây Thủ đô.
Hiện dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng với phần diện tích đất ở và đất nông nghiệp, nhưng tại các Khu di chỉ Vườn chuối, phần diện tích đất quốc phòng và nghĩa trang công tác giải phóng mặt bằng của dự án diễn ra rất khó khăn, dẫn đến việc chưa thể đấu nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các mục.
“Siêu dự án” 86.000 tỷ, lớn nhất phía Bắc ra sao sau 5 tháng khởi công?
Ngọc Đẹp - Quỳnh Hương
Đời sống Pháp luật
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM