Tỷ phú Masayoshi Son từng nói 'Nhắn tin mà không dùng emoji thì coi như vứt' và câu chuyện từ những dấu chấm phẩy kèm chữ cái đến ngành kinh doanh triệu USD
Năm 2008, iPhone ra mắt tại Nhật nhưng lại không được người dùng ưa chuộng vì không bao gồm emoji. Một thời gian sau, điều đó đã thay đổi nhờ sự can thiệp của Masayoshi Son, chủ tịch tập đoàn SoftBank, đối tác của Apple tại Nhật Bản.
- 27-11-2019Tỷ phú Masayoshi Son gây mất niềm tin hoàn toàn: Rót 300 triệu USD vào startup dắt chó đi dạo 'trời ơi đất hỡi' và giờ công ty này trên bờ vực phá sản, định giá rẻ hơn cả số tiền Softbank đầu tư
- 09-11-2019Masayoshi Son vừa có một bài thuyết trình điên rồ: Mang một ‘con voi’ vào phòng họp, ‘hoang tưởng’ rằng kỳ lân gãy sừng WeWork sẽ có lãi và tăng trưởng chóng mặt!
- 17-10-2019Masayoshi Son đang chứng minh cho cả thế giới thấy ông ‘liều’ cỡ nào: Mặc cho phố Wall quay lưng, Softbank quyết định rót tiếp 5 tỷ USD cho WeWork, số tiền lớn nhất từ trước tới nay
Emoji là các biểu tượng cảm xúc được sử dụng phổ biến trong tin nhắn điện tử và chúng đã trở thành một phần quan trọng của ngôn ngữ toàn cầu. Ban đầu, chúng chỉ là những dấu câu kèm với chữ cái đơn giản nhưng càng ngày, chúng càng được phát triển hơn thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là các nhãn dán với nhiều nhân vật và biểu tượng cảm xúc phong phú.
Nhãn dán đã trở nên phổ biến với người dùng smartphone ngày nay.
"Emoticon" (tập hợp các dấu chấm câu, chữ cái và số được sắp xếp để giống với khuôn mặt con người) bắt nguồn từ phương Tây trong những năm 1970 và 1980. Còn "emoji" (chữ tượng hình hay hình ảnh nhỏ có thể hiển thị bất cứ điều gì từ khuôn mặt đến các loại hoa quả, sự vật…) bắt nguồn ở Nhật Bản vào những năm 1990.
Tận dụng sự bùng nổ của smartphone, những biểu tượng này đã trở nên phổ biến nhanh chóng và giúp thay đổi cách mọi người giao tiếp với nhau trong thế kỷ 21, tạo ra một hình thức tương tác vô cùng sôi động. Ngày nay, ít ai biết rằng chúng còn là một hiện tượng trị giá nhiều triệu USD ở châu Á.
Các hình thức giao tiếp ở Nhật Bản có truyền thống là phức tạp và khá nghiêm túc. Tuy nhiên, email đã bắt đầu thoát khỏi khuôn khổ này và khuyến khích một phong cách giao tiếp mới. Đồng thời, giữa những năm 1990, máy nhắn tin mini đã trở nên vô cùng thịnh hành tại xứ sở mặt trời mọc, đặc biệt là với nữ giới.
Shigetaka Kurita, người tạo ra bộ biểu tượng cảm xúc được sử dụng rộng rãi đầu tiên chia sẻ: "Họ yêu thích biểu tượng <3 (trái tim) trong chức năng nhắn tin và say mê tạo biểu tượng mới bằng bàn phím. Đó là nguồn cảm hứng chính của tôi".
Biểu tượng mô phỏng gương mặt từ các dấu trên bàn phím.
Mặc dù vậy, emoticon khá phức tạp và tốn thời gian vì người dùng phải nhập nhiều ký tự trên bàn phím. Chính vì thế, nhà điều hành di dộng NTT Docomo đã yêu cầu Kurita giải quyết vấn đề rất "Nhật Bản": Làm thế nào để những biểu cảm này trở nên tinh tế và dễ sử dụng hơn?
Anh phát triển ý tưởng sử dụng ký hiệu hình ảnh đơn giản hoặc biểu tượng có chỉ cần một lần nhấn vào là có thể thể hiện được đầy đủ cảm xúc và thông điệp. Kurita không hề biết rằng mình đang thay đổi cách mọi người giao tiếp.
Anh Shigetaka Kurita.
Sau khi sáng tạo của Kurita trở nên phổ biến, các hãng khác của Nhật đã học theo và tự thiết kế emoji của riêng mình. Được thúc đẩy phần lớn bởi các cô gái trẻ, emoji đã có mặt ở khắp nơi tại quốc gia này vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, nó vẫn chưa trở thành một hiện tượng toàn cầu.
Năm 2008, iPhone ra mắt tại Nhật nhưng lại không được người dùng ưa chuộng vì không bao gồm emoji. Một thời gian sau, điều đó đã thay đổi nhờ sự can thiệp của Masayoshi Son, chủ tịch tập đoàn SoftBank, đối tác của Apple tại Nhật Bản. Son đã "thuyết phục Apple rằng nhắn tin và email mà không có emoji thì không phải là nhắn tin và email ở Nhật Bản".
Ngay sau đó, Apple đã thêm emoji cho iPhone ở thị trường Nhật Bản. Thậm chí bộ emoji ban đầu còn được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York.
Giáo sư Freedman chia sẻ: "Điều khiến emoji trở nên độc đáo là chúng trở nên toàn cầu hóa theo cách hoàn toàn khác. Không giống Godzilla hay Hello Kitty, emoji không thiên về công nghiệp hay thương mại mà hòa nhập vào cuộc sống của chúng ta như một phần không thể thiếu của giao tiếp hàng ngày".
Một trong những "thế lực" lớn nhất trong văn hóa emoji hiện nay là Line, ứng dụng nhắn tin được phát triển bởi Naver, công ty công cụ tìm kiếm lớn nhất Hàn Quốc. Nó đã thu hút 300 triệu người dùng trên toàn thế giới trong vòng ba năm kể từ khi ra mắt. Các biểu tượng cảm xúc và nhãn dán phong phú của Line đã chạm tới tình yêu emoji của người Nhật.
Takeshi Idezawa, Chủ tịch của Line Corp.
Naver cho biết Line hiện có 164 triệu người dùng Nhật Bản mỗi tháng và với thông báo gần đây rằng Line sẽ sáp nhập với Yahoo Nhật Bản (thuộc SoftBank) năm 2020, con số đó có thể sẽ tăng thêm nữa.
Động thái kiếm tiền từ nhãn dán của Line vào đầu năm 2013 là một bước ngoặt. Dù vẫn cung cấp một số miễn phí nhưng công ty bắt đầu bán các gói nhãn dán và chúng có thể được dùng như quà tặng giữa người dùng ứng dụng. Họ có thể mua chúng bằng tiền xu Line với tỷ lệ 240 yên cho 100 xu hoặc tích lũy xu bằng việc chơi trò chơi.
Emoji đã trở thành hiện tượng kinh doanh triệu "đô".
Người dùng có thể tự tạo nhãn dán và bán chúng trên Line. Công ty không tiết lộ số tiền mà người sáng tạo kiếm được nhưng cho biết trong sáu tháng đầu tiên khi hình thức này được áp dụng, top 10 gói nhãn dán được mua nhiều nhất có doanh thu trung bình khoảng 340.000 USD.
Bên cạnh đó, Line còn mở 150 cửa hàng bán lẻ trải rộng từ New York đến Thượng Hải, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm từ thời trang đến đồ điện tử có hình các nhân vật trong những bộ nhãn dán nổi tiếng.
Trí Thức Trẻ