Tỷ phú Richard Branson đi vào lịch sử khi trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tàu của chính mình
Sáng 11/7, tàu vũ trụ của Virgin Galactic đã thành công đưa nhà sáng lập Richard Branson và 3 thành viên phi hành đoàn bay vào rìa không gian trong sứ mệnh được mong chờ từ lâu.
- 11-07-2021Vượt mặt Jeff Bezos, tỷ phú Richard Branson chính thức lên đường bay vào vũ trụ
- 02-07-2021Cuộc đua 'tìm đường' lên vũ trụ nóng hơn bao giờ hết: Richard Branson tuyên bố sẽ đặt chân đến không gian vào ngày 11/7
- 05-06-2021Tàu vũ trụ Starship của Elon Musk "lọt mắt xanh" Bộ Quốc phòng Mỹ nhưng nhiệm vụ của nó ở trên trái đất
- 15-05-2021Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh xuống sao Hỏa, cuộc đối đầu Mỹ - Trung lan tới hành tinh Đỏ
- 30-04-2021Tỷ phú Jeff Bezos chuẩn bị bán vé du lịch vũ trụ
Tỷ phú Branson cùng các nhân viên của Virgin Galactic là Beth Moses, Colin Bennett và Sirisha Bandla đã bay vào rìa không gian trên tàu V.S.S Unity. Chỉ với một động cơ tên lửa đẩy duy nhất, chiếc tàu được máy bay chuyên dụng SpaceShipTwo đưa lên độ cao khoảng 15km trước khi tự động khai hỏa để đạt lên tới độ cao 80 km so với mực nước biển.
Sau 2 thập kỷ đầu tư, phát triển, vào lúc 21h40 theo giờ Hà Nội, tàu V.S.S Unity đã được cõng vào không trung. Tỷ phú Branson cũng kết thúc 17 năm chờ đợi để được vào không gian trong vai trò một người đánh giá trải nghiệm hành khách trên khoang tàu. Con tàu còn cần thêm lần thử nghiệm nữa mới có thể đi vào khai thác thương mại.
Sau khi tách khỏi tàu mẹ SpaceShipTwo, V.S.S Unity rơi tự do trong giây lát trước khi động cơ tên lửa được kích hoạt, đẩy nó lao vút lên cao hơn. Trên tàu, lực ép lên hành khách đạt 3G. Sau đó, hình ảnh bầu trời xanh biến mất dần. Thay vào đó là bóng tối lốm đốm những vì sao của không gian vũ trụ.
Sau khi đạt tới đỉnh, khoảng hơn 80km so với mực nước biển, tàu sẽ duy trì trạng thái không trọng lượng trong khoảng vài phút, cho phép hành khách được ngắm toàn cảnh trái đất. Sau đó, tàu vũ trụ V.S.S Unity thay đổi hình dạng dựa trên cảm hứng của quả cầu lông bằng cách làm cong cánh, chuẩn bị cho quá trình trở lại trái đất với ít ma sát nhất.
Trong khoảnh khắc lơ lửng ấy, Tỷ phú Branson đã gửi lời nhắn nhủ tới thế giới, đặc biệt là trẻ em. "Gửi những em nhỏ trên khắp thế giới. Tôi từng là một đứa trẻ, có ước mơ khi nhìn lên những vì sao. Bây giờ, tôi là người lớn trên một con tàu vũ trụ. Nếu tôi đã làm được điều này, hãy tưởng tượng xem các cháu sẽ làm được những gì", Branson nói.
Chuyến bay của tỷ phú Branson diễn ra chỉ 9 ngày trước khi tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos bay vào không gian trên quả tên lửa do chính công ty ông tự sản xuất. Những chuyến bay liên tiếp vào không gian của các tỷ phú là khoảnh khắc mang tính bước ngoặt đối với ngành công nghiệp vũ trụ thương mại. Trong nhiều năm qua, ngành này đã phải rất cố gắng để đưa con người tới rìa vũ trụ trở thành một dịch vụ khả thi.
Sau thành công mới nhất, Virgin Galactic cho biết họ sẽ tiến hành thêm 1 thử nghiệm khác trước khi đi vào khai thác thương mại với những hành khách trả phí. Với giá từ 200.000 đến 250.000 USD, đã có hơn 600 người đặt trước dịch vụ này của Galactin. Công ty dự kiến bán vé trở lại sớm hơn với giá cao hơn.
Chuyến bay của tỷ phú Branson cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố danh tiếng cho Virgin Galactic. Ngay cả việc chậm trễ trong phát triển cùng một tai nạn bi thảm, 600 người xếp hàng chờ đợi chuyến bay của Virgin Galactic là một kỳ tích. Việc vượt mặt Blue Origin của Jeff Bezos với quyết định táo bạo của nhà sáng lập Branson tiếp tục giúp công ty của ông được nhắc tới nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, Jeff Bezos, người dự kiến tự mình bay vào không gian vào ngày 20/7, cũng không lép vế. Blue Origin dự kiến sẽ ghi dấu bằng việc đưa khách hàng, người đã trả 28 triệu USD, lên không gian trong chuyến bay sắp tới. Mức độ an toàn của hành trình được đảm bảo bởi sự hiện diện của Bezos, người giàu nhất thế giới, và em trai mình.
Dẫu vậy, lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân hiện nay vẫn đang do Elon Musk dẫn đầu.