Úc bất ngờ tăng mạnh xuất sang Việt Nam một 'mỏ vàng' thế giới đang cực khan hiếm, Trung Quốc lục lọi khắp nơi để gom hàng
Trung Quốc đang phải tìm đến Úc và Brazil để nhập khẩu những lô hàng quan trọng này.
- 07-02-2024Vì sao Việt Nam chi hơn 2,8 tỷ USD nhập khẩu cả triệu tấn một mặt hàng “made in” Úc, Mỹ, Ấn Độ?
- 02-02-2024Một mặt hàng từ Úc đổ bộ Việt Nam với giá rẻ chưa từng có, nước ta đứng top 3 'ông trùm' nhập khẩu của thế giới
- 26-01-2024'Vật liệu tỷ đô' của Việt Nam được Úc chi mạnh tay gom hàng: xuất khẩu tăng 140%, các nước châu Á là những tay buôn lớn nhất
Lúa mì là mặt hàng lương thực quan trọng của thế giới tuy nhiên đã gặp nhiều biến động kể từ đầu năm 2022 đến nay. Hiện tượng thời tiết El Nino đã gây khô hạn ở phần lớn châu Á trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm 2024, gây nguy hiểm cho nguồn cung lúa mì, gạo và các nông sản khác ở một số nhà xuất khẩu và nhập khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Mỗi năm Việt Nam đều chi hàng tỷ USD để nhập khẩu lúa mì. Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2024, lượng nhập khẩu lúa mì đã tăng vọt với 535.349 tấn, trị giá hơn 156 triệu USD, tăng 126% về lượng và tăng 80% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Úc là nhà cung cấp lớn nhất của nước ta, đồng thời đang chứng kiến mức tăng mạnh ngay từ đầu năm. Cụ thể tháng 1/2024, nước ta nhập 215.823 tấn lúa mì từ Úc, tương đương giá trị hơn 69,3 triệu USD, tăng mạnh 144% về lượng và tăng 137% về trị giá so với tháng trước đó, chiếm tỷ trọng 40%.
Giá nhập khẩu bình quân đạt 321 USD/tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2023.
Bên cạnh Úc, các nhà cung cấp lúa mì lớn của Việt Nam còn bao gồm Brazil, Ukraine, Mỹ, Nga và Canada.
Nhiều tháng nắng nóng gay gắt trong năm 2023 đã hạn chế năng suất vụ mùa năm nay tại Úc - quốc gia nước xuất khẩu lúa mì số 2 thế giới và chấm dứt chuỗi thu hoạch kỷ lục.
Vụ lúa mì tiếp theo của Ấn Độ cũng đang bị đe dọa do thiếu độ ẩm và điều này có thể buộc nước tiêu thụ lúa mì lớn thứ hai thế giới phải tìm kiếm nhập khẩu lần đầu tiên sau 6 năm do tồn kho trong nước tại các kho nhà nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm.
Theo Reuters, Trung Quốc - nhà sản xuất và tiêu dùng lúa mì lớn nhất thế giới - đã mua khoảng 2 triệu tấn lúa mì của Australia trong mùa vụ mới vào tháng 10/2023, giao hàng bắt đầu từ tháng 12. Trung Quốc cũng đã đặt khoảng 2,5 triệu tấn lúa mì từ Pháp kể từ tháng 9 cho lô hàng giao từ tháng 12 đến tháng 3, đây là khối lượng mua lớn bất thường trong năm 2023 so với các năm trước.
Dự báo lượng nhập khẩu lúa mì năm 2023 của Trung Quốc có thể đạt khoảng 12 triệu tấn, vượt mức kỷ lục 9,96 triệu tấn của năm 2022 và nhu cầu mua mạnh mẽ dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2024.
Hoạt động đẩy mạnh mua lúa mì của Trung Quốc có thể sẽ hỗ trợ giá lúa mì toàn cầu, vốn đã giảm hơn 25% trong năm nay - trong bối cảnh nguồn cung dồi dào từ nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu là Nga.
Dù sản lượng lúa mì ở Úc được dự báo sẽ giảm xuống 26 triệu tấn (giảm so với mức kỷ lục 39,7 triệu tấn của mùa trước) do khô hạn vì hình thái thời tiết El Nino, nhưng điều này cũng dẫn tới chất lượng lúa mì năm nay tốt hơn do thời tiết khô ráo nên hàm lượng protein cao hơn.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư