Ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.
- 17-02-2017Ngành tôm nhắm đích 10 tỷ USD: Đột phá ngay bây giờ!
- 12-02-2017Con tôm Việt: Thách thức và cơ hội
- 07-02-2017Australia nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu tôm, sản phẩm từ tôm
Cụ thể, căn cứ vào các quy định liên quan của Luật Đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Đề án; đề xuất cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo tiền khả thi của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nuôi tôm là thế mạnh lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu với sản lượng tôm hàng năm khoảng 105.000 tấn (đứng thứ hai cả nước, chỉ sau tỉnh Cà Mau), mang lại giá trị gần 11.500 tỷ đồng.
Với mục tiêu trở thành vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước và xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam, tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao như mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính của Tập đoàn Việt - Úc; mô hình áp dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh… Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu cũng là một trong những trung tâm sản xuất tôm giống với sản lượng 25 tỷ con giống/năm, chiếm 50% của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 19,23% của cả nước…
Tiền phong