MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ứng phó với ngập nước đô thị: Bài học từ Malaysia

15-04-2021 - 11:00 AM | Bất động sản

Ứng phó với ngập nước đô thị: Bài học từ Malaysia

Trong khi TP HCM còn loay hoay khắc phục hậu quả của việc thiếu đầu tư đồng bộ cho hệ thống thoát nước, Kuala Lumpur đã có những giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong xóa giảm ngập đô thị.

Tình trạng ngập nước ở TP HCM bắt đầu được ghi nhận từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị vượt xa so với tốc độ nâng cấp hệ thống thoát nước. Mùa mưa trở thành nỗi ám ảnh với người dân Sài Gòn trong những ngày phải chôn chân dưới nước hàng giờ liền trên con đường kẹt xe hoặc những đêm giấc ngủ chập chờn ngay bên mép nước…

Nhìn sang các quốc gia trong khu vực, không ít thành phố cùng hoàn cảnh như TP HCM nhưng đã tìm ra giải pháp trong vấn đề xóa giảm ngập lụt đô thị. Điển hình là thành phố Kuala Lumpur của Malaysia. Là nơi hợp lưu của hai con sông Klang và Gombak, Kuala Lumpur trở thành nơi đổ bộ thường niên của nhiều cơn bão nhiệt đới khiến nước sông tràn bờ, đường phố nhà cửa ngập lụt. Riêng việc dọn dẹp sau lũ đã tiêu tốn hàng triệu USD và khiến nền kinh tế bị ngưng trệ nhiều ngày.

Để giải quyết tình trạng này, chính quyền Malaysia đã tham vấn ý kiến của giới chuyên gia, đưa ra một ý tưởng táo bạo: xây dựng một đường hầm 2 trong 1, vừa dùng để thoát nước lũ vừa phục vụ giao thông. Trong điều kiện thời tiết bình thường, đường hầm sẽ được sử dụng như một hầm đường bộ; khi nước sông tràn bờ, hầm đường bộ sẽ trở thành một kênh thoát lũ ngay bên dưới những con đường, giúp cho nền kinh tế bên trên luôn "khô ráo". 

Hoạt động từ năm 2007, SMART là hầm đường bộ kết hợp thoát lũ đầu tiên trên thế giới có chi phí xây dựng khoảng 700 triệu USD. Đến nay, đây vẫn là đường hầm giao thông dài nhất Đông Nam Á và thứ hai châu Á với chiều dài 9,7km, cao 13,2m, đáp ứng lưu lượng 30.000 xe/ngày với tốc độ di chuyển thấp nhất là 60 km/h.

SMART hoạt động theo nguyên tắc ba chế độ dựa vào lưu lượng nước và trạng thái hoạt động của đường hầm xa lộ. Trong điều kiện mưa ít hoặc không mưa, đoạn xa lộ này mở cửa cho các phương tiện giao thông. Khi lượng mưa ở mức trung bình, hệ thống được kích hoạt để dẫn nước mưa vào đường hầm phụ nằm dưới đường hầm xa lộ, đoạn xa lộ vẫn mở cửa cho phương tiện giao thông đi lại. Trường hợp bão lũ, các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào và thoát nước ra hồ chứa (có tính đủ thời gian để xe cuối cùng ra khỏi xa lộ). Khi hết bão lũ, SMART mở cửa lại trong vòng 48 giờ kể từ khi đóng cửa.

Ứng phó với ngập nước đô thị: Bài học từ Malaysia - Ảnh 1.

Hệ thống đóng vai trò hầm giao thông vào mùa khô và hầm chứa nước mùa bão lũ

Việc thi công đường hầm SMART không hề đơn giản. Địa hình khu vực này không ổn định, có rất nhiều hố và hang động ngầm dưới lòng đất. Nếu khoan gặp những hố này, các kiến trúc nhà cửa, đường sá ở bên trên có nguy cơ bị sụp xuống và cuốn vào hố ngầm.

Thay vì đặt niềm tin vào các đơn vị xây dựng quốc tế, chính quyền Malaysia đã quyết định trao gói thầu thách thức này cho nhà thầu nội địa là MMC Gamuda. Đây là tập đoàn xây dựng có lịch sử gần nửa thế kỷ, quy mô hàng đầu Malaysia và Đông Nam Á, tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông quy mô "khủng". Từ năm 1995, Gamuda dấn thân vào thị trường bất động sản dân dụng bằng việc thành lập Gamuda Land và mở rộng phạm vi hoạt động sang các quốc gia Đông Nam Á khác. Đây cũng chính là mảng hoạt động mà Gamuda tạo được tiếng vang tại Việt Nam, với nhiều dấu ấn vượt trội ở hai khu đô thị kiểu mẫu tiêu chuẩn quốc tế là Gamuda City (Hà Nội) và Celadon City (TP HCM).

Ứng phó với ngập nước đô thị: Bài học từ Malaysia - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, Gamuda được biết đến nhiều nhất với Gamuda Land – một trong Top 5 nhà phát triển BĐS nước ngoài hàng đầu thị trường, sở hữu hai dự án quy mô Gamuda City rộng 272 ha ở Hà Nội và Celadon City rộng 82 ha ở TPHCM

SMART có tiến độ xây dựng ấn tượng, bắt đầu năm 2004 và hoàn tất vào tháng 8-2006. Phí xe ôtô đi vào đường hầm chỉ 2 Ringgit/lượt (tương đương 8.000 VNĐ), thu trong 40 năm Bên cạnh đó, SMART giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ ngoại thành phía Nam vào trung tâm Kuala Lumpur từ 30 phút xuống chỉ còn 5 phút.

Chia sẻ về quá trình thi công SMART, đại diện Gamuda cho biết, toàn bộ quá trình xây dựng đều được tiến hành một cách thận trọng vì chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng sẽ tạo ra thảm họa. Đơn vị sử dụng máy khoan đường hầm (TBM) có hệ thống nén, đưa bê tông lỏng lấp đầy những hang hốc trong lòng đất để cố định đất trước khi khoan.

Ứng phó với ngập nước đô thị: Bài học từ Malaysia - Ảnh 3.

Dài 51 km, MRT Kajang Line là một trong những tuyến metro lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng hoàn toàn bởi nhà thầu nội địa

Được biết, TBM cũng là vũ khí quan trọng làm nên thành công của MMC Gamuda tại dự án thi công tuyến metro nối thung lũng Klang với Kuala Lumpur. Nhiều sáng kiến ​​bổ sung khác nhau về chất lượng, an toàn, sức khỏe và môi trường (QSHE) cũng được đưa ra để đảm bảo đầy đủ cho dự án lớn trước mọi tình huống bất ngờ./.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên