Uống nước cam nhiều có thực sự tốt hay không? Nếu uống theo 4 kiểu này, cơ thể bạn sẽ khóc
Nước cam đặc biệt được ưa chuộng vì dễ uống và giúp giải khát hiệu quả. Tuy nhiên, uống thường xuyên có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?
- 29-04-20241 loại hạt khô thêm vào cơm giúp tăng cường máu, vừa giảm cân vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả: Giá thành không hề đắt
- 29-04-2024Ngư dân đánh cá bất ngờ vớt được khối đá tỏa mùi hương ngào ngạt, sau khi đốt phát hiện là “vàng miếng chìm nổi giữa đại dương”
- 27-04-202470 tuổi sống với con một thời gian, tôi nhận ra đây mới là cách nghỉ hưu vừa tự do vừa khỏe mạnh, con cái không cần lo lắng
Một cốc nước cam tươi không chỉ là một nguồn cung cấp dinh dưỡng hữu ích mà còn là một biện pháp hỗ trợ sức khỏe toàn diện, đem lại nhiều lợi ích đối với cả thể chất và tinh thần.
Trung bình trong 240ml nước cam cung cấp khoảng 110 calo, 2g protein, 26g carb, folate, kali, magie. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C tương đương 60% lượng vitamin C cơ thể cần được tiêu thụ mỗi ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ da khỏi tổn thương từ các gốc tự do.
Uống nước cam hàng ngày không chỉ mang lại hương vị tươi mát, làn da sáng hơn mà còn có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng một cách tự nhiên thông qua việc tăng mức serotonin. Đặc biệt, cam còn giúp tái tạo tế bào não, cải thiện trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Không chỉ có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ hệ tiêu hóa, cam cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Chất xơ trong cam giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón và giảm viêm loét dạ dày, đồng thời duy trì sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Không chỉ có tác dụng làm đẹp và hỗ trợ hệ tiêu hóa, cam cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim mạch và một số loại ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Với những lợi ích đa dạng có thể mang lại, cam là một trong những loại hoa quả góp phần nuôi dưỡng sức khỏe toàn diện. Tuy vậy, để nước cam thực sự phát huy hết những dưỡng chất và không gây hại cho cơ thể, mọi người vẫn cần sử dụng một cách cẩn thận, đặc biệt là trong các tình huống sau đây.
Những trường hợp không nên uống nước cam kẻo "lợi bất cập hại"
1. Khi đói bụng:
Trong nước cam, axit có hàm lượng cao có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày nếu uống khi đói bụng.
2. Trước khi đánh răng:
Việc uống nước cam trước khi đánh răng không được khuyến khích do axit trong cam có thể gây hư tổn cho men răng khi kết hợp với tác động của bàn chải. Trong trường hợp uống nước cam trước đó, cần súc miệng kỹ lưỡng bằng nước lọc để loại bỏ axit trên răng.
3. Trước khi đi ngủ:
Việc uống nước cam có thể kích thích tiểu tiện và gây mất ngủ. Do đó, không nên sử dụng nước cam vào thời điểm trước khi đi ngủ để tránh tình trạng dư thừa năng lượng và tích tụ chất béo.
Không nên sử dụng nước cam vào thời điểm trước khi đi ngủ để tránh tình trạng dư thừa năng lượng và tích tụ chất béo. Ảnh minh họa: Internet
4. Khi vừa uống sữa:
Sự kết hợp giữa protein trong sữa và axit tartaric cùng vitamin C trong nước cam có thể gây ra các vấn đề trong quá trình tiêu hóa như chướng bụng, đau bụng, hoặc tiêu chảy. Do đó, tránh uống nước cam ngay sau khi uống sữa để hạn chế nguy cơ rơi vào tình trạng này.
Các đối tượng nên hạn chế uống nước cam
1. Người mắc bệnh về đường tiêu hóa: Việc tiêu thụ lượng lớn nước cam có thể gây tác dụng phụ như bệnh tiêu chảy hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
2. Người sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh: Việc kết hợp uống nước cam với thuốc có thể làm mất cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm hiệu quả của kháng sinh và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.
3. Người bị bệnh thận: Hàm lượng vitamin C và acid oxalic trong nước cam có thể góp phần hình thành sỏi tiết niệu và sỏi thận.
4. Người mới phẫu thuật hoặc có vết thương dạ dày: Axit citric trong nước cam có thể gây ra tình trạng chảy máu ở vết thương và làm trầm trọng tình trạng bệnh.
5. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Hàm lượng axit cao trong nước cam có thể làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, người già cũng nên hạn chế tiêu thụ nước cam để tránh hỏng răng do axit trong cam. Những bệnh nhân có các vấn đề về thận, phổi, hoặc đường tiêu hóa cũng cần cân nhắc trước khi uống nước cam để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Vậy sử dụng nước cam sao cho tốt nhất?
Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều nước cam có thể dẫn đến tăng cân hoặc mất kiểm soát cân nặng. Một số loại nước cam còn có thể chứa hàm lượng đường bổ sung cao, góp phần làm tăng lượng đường trong máu do chứa nhiều calo và đường. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là tiêu thụ một cách hợp lý và ưu tiên nước cam tươi vắt khi có thể.
Thời điểm lý tưởng để uống nước cam là vào buổi sáng hoặc sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ, giúp thanh lọc cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong suốt ngày. Ảnh minh họa: Internet
Một phương pháp phổ biến là hãy sử dụng 2 quả cam với một muỗng cà phê mật ong để uống vào buổi sáng. Khi ép nước, việc thêm một ít chanh và bao gồm cả vỏ chanh trong quá trình ép cũng là một cách tốt. Vitamin C trong chanh không chỉ có thể giúp phá hủy sự lắng đọng của các canxi oxalate gây ra sỏi thận, mà còn giúp thanh lọc thận và giảm cholesterol xấu.
Bạn cũng có thể sử dụng ống hút và lưu ý để ống hút sâu bên trong miệng một chút, như vậy sẽ tránh tình trạng gây hại men răng.
(Tổng hợp)