Uống sữa sai cách suốt 3 năm liền, nữ sinh 17 tuổi bị chẩn đoán ung thư dạ dày
Sữa vốn là thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe nhưng một khi được sử dụng không đúng cách thì nó cũng có thể trở thành chất độc gây bệnh, thậm chí dẫn đến ung thư.
- 08-12-2021Bác sĩ bệnh viện ĐH Y Hà Nội: Sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường cũng không thể uống bừa, dùng sai cách hậu quả khôn lường
- 06-12-2021Người bị tiểu đường uống sữa có nguy hại không? Viện sĩ 65 tuổi khuyên: Muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít 2 thứ và làm tốt 2 điều
- 06-12-2021Tiểu đường phải kiêng hoàn toàn tinh bột, đường, sữa là ĐÚNG hay SAI: Đặt ngay câu hỏi cho chuyên gia ĐH Y để biết về Tiểu đường – Ăn uống thế nào để sống bình thường?
Tiểu Quý năm nay 17 tuổi ở Trung Quốc, đang là học sinh năm cuối cấp 3. Vì áp lực học cuối cấp nên mẹ cô đã nghỉ việc và ở nhà để phụ Tiểu Quý chuyện cơm nước, giặt giũ quần áo trong nhà. Hàng ngày mẹ cô đều tổ chức sinh hoạt và đặt sữa cho Tiểu Quý bổ sung chất dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể lấy sức ăn học, thói quen này kéo dài suốt 3 năm.
Tuy nhiên, gần đây Tiểu Quý luôn cảm thấy mệt mỏi không thể giải thích được và đau bụng, mẹ cô cho rằng do học hành quá mệt mỏi nên mới bị vậy nên không quan tâm lắm. Nhưng dần dần tình hình của Tiểu Quý ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi nhận ra không ổn, mẹ mới vội vàng đưa cô đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có bóng mờ của một khối u trong dạ dày của Tiểu Quý, đồng thời tế bào ung thư cũng có xu hướng di căn nên cô được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư dạ dày. Khi biết kết quả này, gia đình Tiểu Quý vô cùng bất ngờ, họ không thể hiểu vì sao cô còn trẻ như vậy mà lại mắc bệnh ung thư? Bác sĩ trao đổi cụ thể với người nhà, người ta mới phát hiện ra vấn đề có thể liên quan đến loại sữa mà Tiểu Quý thường uống.
Uống sữa sai cách suốt 3 năm liền
Hóa ra mẹ của Tiểu Quý thường gọi sữa cho con mỗi ngày với 1 bình lớn, mỗi sáng bà lấy một phần sữa cho Tiểu Quý, phần còn lại để cô uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, chính thói quen để phần sữa còn lại suốt 1 ngày dài như vậy lại là nguyên nhân khiến Tiểu Quý bị bệnh.
Các nghiên cứu lâm sàng đã xác nhận rằng sau khi sữa tiếp xúc với không khí hơn 6 giờ, các chất dinh dưỡng trong đó sẽ bị mất đi rất nhiều và nấm có hại cũng sẽ phát triển bên trong sữa, chẳng hạn như chất gây ung thư hạng nhất được cảnh báo bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - aflatoxin.
Những chất này nếu thường xuyên ăn vào cơ thể có thể gây hại trực tiếp đến hệ tiêu hóa, tổn thương mạnh đến niêm mạc dạ dày, trường hợp nặng còn có thể khiến tế bào thành dạ dày bị đột biến, tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo khi uống sữa lỏng phải kiểm soát thời gian lưu trữ để không gây hại cho sức khỏe sau khi uống.
Ngoài ra, có 2 loại thực phẩm khác có thể làm tổn thương dạ dày, nên ăn ít
1. Đồ muối chua
Đồ ngâm chua sẽ sinh ra một lượng lớn nitrit, dưới tác dụng của axit dịch vị cũng sẽ chuyển hóa thành amoni nitrit có tính chất gây ung thư, khi dạ dày tích tụ chất độc hại này lâu ngày không những sẽ phá hủy bao tử. Cấu trúc lành mạnh của nội quan cũng dễ sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày.
2. Mộc nhĩ/nấm ngâm lâu
Nấm và mộc nhĩ khô cần được ngâm trong nước sạch trước khi ăn, nhưng nếu thời gian ngâm quá lâu sẽ dễ sinh ra độc tố axit men gạo, đây là một loại chất gây ung thư cực mạnh, không chỉ gây ngộ độc thực phẩm mà còn làm hỏng các mô niêm mạc dạ dày; làm nặng thêm tình trạng khó chịu ở đường tiêu hóa và thúc đẩy hình thành các bệnh lý về dạ dày.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
Pháp luật và bạn đọc