Uống sữa vào thời điểm nào sẽ giúp cơ thể hấp thụ đủ, không lãng phí chất dinh dưỡng? Câu trả lời hoàn toàn khác với suy nghĩ của mọi người từ trước tới nay
Uống sữa vào buổi sáng, chiều hay trước khi đi ngủ giúp cơ thể hấp thụ protein tốt nhất?
Để bổ sung protein cho cơ thể, có rất nhiều thực phẩm bạn có thể lựa chọn như trứng , sữa, thịt nạc, tôm cá, các sản phẩm từ đậu nành, nấm... Trong số các loại thực phẩm bổ sung protein này, sản phẩm đơn giản và trực tiếp nhất là uống sữa.
Sữa phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già, bổ sung một lượng sữa nhất định mỗi ngày, có nhiều lợi ích cho cơ thể, uống sữa rất tiện lợi mà không cần nấu nướng phức tạp nên phù hợp với mọi đối tượng.
Về thời gian uống sữa, một số người quen uống sữa vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, trong khi những người khác lại thích uống một ly sữa trước khi đi ngủ. Có người nói rằng uống sữa vào buổi sáng sẽ tốt hơn cho việc hấp thụ, có người nói rằng uống vào buổi tối sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, và một số người lại thích uống một ly sữa vào buổi trà chiều. Có người phải đun sôi sữa trước khi uống, có người uống trực tiếp. Mỗi người lại có thói quen uống sữa khác nhau.
Dưới đây là một số kiến thức về sữa từ chuyên gia sức khỏe giúp bạn hiểu rõ và biết được thời điểm tốt nhất để uống sữa, giúp cơ thể hấp thu đúng, đủ chất dinh dưỡng.
1. Lợi ích của việc uống sữa
Sữa giàu protein, khoáng chất, vitamin, canxi, phốt pho và kali và các khoáng chất khác, sữa rất giàu axit amin cần thiết cho cơ thể con người, rất dễ tiêu hóa và hấp thu. Vì sữa là dạng lỏng nên có hàm lượng nước cao, chiếm khoảng 90% nên khi bổ sung sữa phải ăn nhiều hơn các loại thức ăn khô khác để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Các chất dinh dưỡng của sữa tương đối toàn diện và phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, thông qua việc uống sữa còn có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Là một loại nước giải khát tự nhiên, sữa tốt cho sức khỏe hơn các loại đồ uống khác, uống sữa không chỉ bổ sung độ ẩm mà còn bổ dưỡng.
2. Có cần đun sôi sữa trước khi uống không?
Nhiều người mỗi khi uống sữa, đều sẽ đun nóng sữa trước tiên để “tiệt trùng” sữa. Thực tế thì sữa hộp, sữa bịch trên thị trường đều được thanh trùng hoặc tiệt trùng ở nhiệt độ cao nên sữa trong hộp, túi không cần đun sôi, nếu muốn uống sữa nóng thì có thể hâm nóng sữa, nhưng không cần phải đun sôi sữa.
Sữa tươi nguyên chất chưa qua bất kỳ quá trình tiệt trùng nào thì cần được đun sôi trước khi uống.
3. Sữa tươi có nhiều chất dinh dưỡng hơn không?
Sữa tươi trong quá trình đun sôi, do hơi nước thoát ra, kết cấu sữa bị kết dính, điều này sẽ khiến nhiều người có một sự hiểu nhầm là làm như vậy sữa tươi sẽ bổ dưỡng hơn, thực chất giá trị dinh dưỡng của sữa tươi và sữa đóng hộp tương đương với nhau.
Ở nhiệt độ cao sữa được đun nóng sẽ làm mất đi một số vitamin, nhưng hàm lượng vitamin trong sữa tương đối thấp nên lượng vitamin bị thất thoát đó không ảnh hưởng gì nhiều đến cơ thể con người.
Tuy nhiên, sữa hộp và sữa đóng túi về cơ bản là vô trùng vì nhiệt độ tiệt trùng cao, thời gian tiệt trùng lâu. Các loại vi khuẩn trong sữa tươi tương đối nhiều, nếu tự nấu sữa tươi ở nhà sẽ dẫn đến việc tiệt trùng không triệt để mà còn dễ sinh ra thêm vi khuẩn. Về khả năng hấp thu dinh dưỡng, sữa tươi và sữa đóng hộp, đóng túi đều giống nhau.
4. Sữa có hạn sử dụng dài hạn có phải do phụ gia không?
Nhiều người hỏi rằng hạn sử dụng của sữa hộp có thể kéo dài đến 6 tháng có phải do trong sữa có chất phụ gia và chất bảo quản hay không? Thực tế khi mua sữa bạn có thể xem các thành phần của sữa ở mặt sau của hộp sữa.
Thành phần của sữa hộp là sữa tươi, chỉ có điều là nhà sản xuất sử dụng phương pháp thanh trùng hoặc tiệt trùng ở nhiệt độ cao để loại bỏ vi khuẩn trong sữa, thông thường sữa tiệt trùng ở nhiệt độ cao có thể bảo quản được từ 30 đến 40 ngày. Sữa tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể bảo quản được đến 6 tháng.
Thời gian bảo quản sữa không chỉ liên quan đến phương pháp tiệt trùng mà còn liên quan đến bao bì của sữa. Các loại bao bì thông thường bao gồm chai nhựa, nhựa dẻo, sữa túi giấy (Baileys) hoặc sữa hộp giấy (Tetra Pak). Lấy ví dụ về loại sữa hộp giấy thường thấy nhất, cấu trúc của nó là nhiều lớp vật liệu composite, giấy, nhôm, nhựa tạo thành bao bì có tổng cộng 6 lớp. Có thể giữa cho không khí và ánh sáng không bị lọt vào một cách hiệu quả và ngăn vi khuẩn làm hỏng sữa, do đó hạn sử dụng có thể lên đến 6 tháng.
5. Uống sữa vào thời điểm nào là tốt nhất?
Một số ý kiến cho rằng uống sữa không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Thực tế thì dù uống sữa vào thời điểm nào thì cơ thể cũng hấp thụ protein như nhau, điều này không phụ thuộc vào việc bạn uống vào buổi sáng, trưa hay tối, nhưng phụ thuộc vào tiêu hóa và sự hấp thu của cơ thể, thể trạng khác nhau thì mức hấp thụ khác nhau.
Vì vậy, bạn chỉ cần uống sữa theo thói quen cá nhân, có người uống sữa vào ban đêm để cải thiện giấc ngủ, trên thực tế, tác dụng hỗ trợ giấc ngủ của sữa vẫn chưa được chứng minh. Ngược lại, uống sữa trước khi đi ngủ sẽ làm gánh nặng cho thận, nên uống vào buổi sáng hoặc buổi chiều sẽ tốt hơn, vì cơ thể người hoạt động nhiều hơn trong ngày và tiêu hao nhiều hơn, uống sữa có thể bổ sung một lượng năng lượng nhất định.
Theo Aboulouwang