Uống trà cực tốt cho sức khoẻ nhưng 3 thời điểm – 5 nhóm người sau uống lại tai hại
Trà hay chè là thứ nước uống phổ biến trên thế giới. Đối với người Việt uống nước trà là một thói quen không thể thiếu.
- 18-01-2021Cà phê uống đủ, đừng uống thừa: Nếu dùng nhiều tới mức này, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm
- 15-01-2021Tăng cholesterol máu cảnh báo mắc các bệnh gì: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ ra những căn bệnh quen thuộc, nhưng rất nguy hiểm cho sức khỏe
- 14-01-2021Vitamin C rất tốt nhưng không phải “thần dược”, lạm dụng dẫn tới những nguy cơ khôn lường cho sức khỏe
Trà là một thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Ths.BS Doãn Thị Tường Vi, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho hay, trà là loại nước uống phổ biến dân dã nhiều người uống. Trong trà có chứa các chất oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hoá, phòng chống bệnh tật..
Một số nghiên cứu còn chỉ ra, những người uống trà thường có ít nguy cơ mắc ung thư hơn, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, bệnh tim mạch, một bố bệnh lý rối loạn chuyển hoá…
Trà có chứa axit amin L-theanine kết hợp với chất caffeine có thể làm giảm lo lắng. Uống trà có thể cải thiện chức năng não.
Không nên uống trà vào buổi sớm khi vừa mới thức dậy, ảnh minh hoạ.
"Trà là thức uống truyền thống của người Việt Nam, như là 1 thói quen nhiều người sáng sớm thức dậy uống được một ly trà cảm thấy ngon lành. Tuy nhiên, uống trà vào thời điểm mới ngủ dậy sẽ không tốt cho sức khoẻ. Thời điểm đó bụng đang đói uống trà đặc có thể bị say và ngất xỉu.
Vào chiều tối cũng không nên uống trà vì chất caffein có trong trà gây ra kích thích thần kinh và khó ngủ.
Khi ăn các thực phẩm giàu chất đạm, ví dụ: thịt thú rừng, thịt đỏ, thịt chó không nên nhâm nhi nước trà ngay. Bởi vì, trong trà có chứa tanin khi gặp chất đạm có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng", bác sĩ Tường Vi nói.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay, không nên uống trà đặc ngay sau bữa ăn. Do trong trà có chất tinan (là một hợp chất có trong thực, hợp chất này chính là Polyphenol) có trong trà đặc sẽ hạn chế hấp thu sắt. Một số người bị thiếu máu sẽ khiến cho bệnh lý trầm trọng hơn.
Để tốt cho sức khỏe vị khuyên gia dinh dưỡng khuyên hãy từ bỏ ngay thói quen ăn xong mời nhau chén trà. Thời điểm uống trà thích hợp là khoảng giữ các bữa ăn.
Theo Ths.BS Tường Vi, trà là thức uống dân dã, dễ mua, dễ uống. Tuy nhiên, loại nước uống này cũng có chống chỉ định. Đặc biệt đối với nhóm người có bệnh lý mãn tính như: tim mạch, huyết áp, được khuyên hạn chế dùng các chất kích thích.
Trong nước trà có chất tanin kìm hãm dung môi có trong dạ dày. Khi hoạt tính của dung môi này bị kìm hãm thì tế bào thành dạ dày sẽ tiết ra một lượng axit dạ dày rất lớn làm cho bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm. Do vậy, người bị viêm loét dạ dày không nên uống trà.
Chất tanin có liên quan tới sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày bị suy giảm, đồng thời hoạt động của nhu động ruột cũng bị chậm lại. Hậu quả là việc bài tiết trở nên khó khăn, gây táo bón nặng hơn. Cho nên người bị táo bón cũng không nên uống trà.
Bác sĩ Tường Vi khuyến cáo thêm, trà không phải là lợi nước uống tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy, nhóm đối tượng này cũng không nên uống nước trà nhiều.
Ngoài ra, trong ngày mọi người cần phải chú ý uống đủ nước như: nước lọc (nước đun sôi để nguội), có thể sử dụng các loại nước hoa quả tươi (sinh tố hoa quả, nước ép hoa quả) cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường chuyển hóa, thanh lọc cơ thể. Sữa đậu nành là loại nước có nhiều công dụng với sức khỏe như ổn định huyết áp, giảm cholesterol, giữ dáng, đẹp da…
Doanh nghiệp và tiếp thị