Ủy ban Dân tộc khởi động Cổng dịch vụ công trực tuyến
Ngày 10/10, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, đại diện Bộ TT-TT cùng Tập đoàn CMC đã chính thức khởi động cổng Dịch vụ công trực tuyến giai đoạn I của...
- 11-10-2022Những điều cần nắm rõ khi sổ hộ khẩu giấy chính thức bị "khai tử" vào cuối năm 2022
- 11-10-2022Sửa Luật Giao dịch điện tử: Hoàn thiện pháp lý, thúc đẩy chuyển đổi số
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Thông tin Truyền thông và Tập đoàn Công nghệ CMC thực hiện nghi lễ khởi động cổng Dịch vụ công giai đoạn 1
Ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Uỷ ban Dân tộc (UBDT) chia sẻ: “Việc tiếp cận, phát triển công nghệ số trên toàn quốc nói chung và tại khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta cần cần phải có các giải pháp chuyển đổi số rõ hơn để mang lại nhiều giá trị gần gũi cho bà con, đưa khát vọng chuyển đổi số gần hơn với đồng bào. Bên cạnh đó, để chuyển đổi số thành công cũng rất cần sự đồng sức đồng lòng, chúng tôi rất cần sự đồng hành của các doanh nghiệp để lựa chọn được các giải pháp hợp lý, hiệu quả và nhanh nhất.”
Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Ủy ban Dân tộc, phát biểu tại chương trình
Cổng dịch vụ công rút ngắn khoảng cách giữa người dân và Cơ quan Nhà nước
Triển khai Quyết định số 422/QĐ-UBDT Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ngày 6/4/2021 về việc Phê duyệt Đề án xây dựng cổng dịch vụ công của Ủy ban Dân tộc, một phần mềm Hệ thống đã được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện.
Cổng dịch vụ công trực tuyến của UBDT là một hệ thống thống nhất gồm hai hợp phần: hợp phần giao tiếp với người dân (Cổng dịch vụ công) và hợp phần xử lý nghiệp vụ của cán bộ, công chức (Hệ thống thông tin một cửa điện tử).
Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch thủ tục hành chính và kết quả giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức cơ quan hành chính nhà nước được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Dự kiến, trong tháng 11/2022, cổng Dịch vụ công trực tuyến sẽ hoàn thành và kết nối toàn diện với cổng Dịch vụ công Quốc gia. Các cơ sở dữ liệu quốc gia của về dân cư theo Quyết định 06/QĐ-TTg, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết Thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo sự điều phối, tổ chức theo mô hình thống nhất, thông suốt, hiệu quả.
Sản phẩm, giải pháp số giúp nâng cao và thay đổi cuộc sống người dân miền núi
Thông qua sự kiện Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số do Ủy ban Dân tộc tổ chức, Tập đoàn CMC mang tới các giải pháp, sản phẩm công nghệ số ứng dụng trong công tác dân tộc, chính phủ số và hỗ trợ phát triển Kinh tế - Xã hội, Văn hoá – Đào tạo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, hướng tới hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Phát biểu tại chương trình, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết: “ Nhiều giải pháp, dịch vụ của CMC được xây dựng dựa trên khát vọng và mong muốn của Ủy ban Dân tộc để nâng cao và thay đổi cuộc sống của người dân miền núi. Tập đoàn CMC sẵn sàng đồng hành cùng Ủy ban Dân tộc thực hiện các mục tiêu về Chuyển đổi số, hướng đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như xây dựng các hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát thực hiện chương trình”.
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC cũng gợi ý Ủy ban Dân tộc có thể xây dựng phần mềm gõ một số bộ chữ dân tộc thiểu số để góp phần bảo tồn chữ viết của đồng bào, tạo điều kiện đưa chữ viết và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số lên mạng Internet. Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC đã có kinh nghiệm về cách thức đánh giá và quy trình xây dựng bộ gõ, giúp thời gian xây dựng được rút ngắn đồng thời đảm bảo được chất lượng. Là cha đẻ phần mềm Vietkey, Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn tự tin có thể xây dựng những phần mềm, giải pháp tiên tiến góp phần phát huy, bảo tồn bản sắc dân tộc.
“Tôi hy vọng những sản phẩm giải pháp của CMC mang tới sẽ rút ngắn khoảng cách số giữa đồng bào người kinh và đồng bào dân tộc miền núi và tạo ra những cơ hội, cải thiện Văn hóa - Kinh tế Xã hội cho người dân vùng cao”, ông Tuấn nói.
VTV