Ủy ban Kinh tế đề nghị tính toán tỷ lệ thất thoát tài sản công/GDP!
Một số vụ việc sai phạm liên quan định giá doanh nghiệp, đấu giá đất công thời gian qua thể hiện một số cán bộ cố tình vi phạm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Vũ Hồng Thanh chỉ ra .một trong các hạn chế lớn tồn tại thời gian qua.
- 21-05-2018Lạm phát chịu nhiều sức ép, tốc độ tăng trưởng GDP dự báo giảm dần
- 12-05-2018ODA không chỉ nhằm tăng GDP
- 21-04-2018Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: GDP 3 năm tới có thể ở mức 6,85%
Đề nghị tính toán tỷ lệ thất thoát tài sản công/GDP!
Trình bày báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 22/5, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Vũ Hồng Thanh nhận định các tài sản công hiện vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn tới một số vụ thất thoát lớn bị phát hiện qua một số vụ việc, phải xử lý trách nhiệm hình sự. Một số vụ việc định giá doanh nghiệp, đấu giá đất công đã thể hiện cố tình vi phạm pháp luật của một số cán bộ.
Theo báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, việc giao, cho thuê đất không qua đấu giá còn diễn ra; giám sát sử dụng đất tại các dự án, công trình còn lỏng lẻo, chậm đưa đất vào sử dụng chưa được xử lý. Năm 2017, công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm 17.586 ha đất; thu hồi trên 175 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 28 vụ, 49 đối tượng.
Người đứng đầu Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị được báo cáo về kết quả thu hồi tiền, tài sản thất thoát do tham nhũng lãng phí và bài học rút ra của các cơ quan. Thậm chí, cơ quan này cũng đề nghị tính toán tỷ lệ thất thoát tài sản công so với GDP để cảnh báo đầy đủ thực trạng trên.
Dẫn ý kiến cho rằng báo cáo của Chính phủ chưa nêu được trách nhiệm của người đứng đầu và cơ quan chịu trách nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Vũ Hồng yêu cầu báo cáo phải cụ thể hơn.
Liên quan đến quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng thời gian tới sẽ cần có sự chuyển biến thực chất để đẩy nhanh cơ cấu lại DNNN, xử lý các DNNN thua lỗ mất an toàn. Đồng thời, cần có các biện pháp xử lý nghiêm các lãnh đạo DNNN vi phạm công bố thông tin tài chính.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế thừa nhận còn nhiều kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước đối với chuyển nhượng tài sản công. Cơ sở pháp lý đối với các giao dịch qua mạng còn lỏng lẻo cũng là hạn chế còn tồn tại, tạo kẽ hở pháp luật cho tội phạm và đã có trường hợp tội phạm được tiếp tay bởi cán bộ trong cơ quan chức năng.
Một yếu tố khác cũng được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Vũ Hồng Thanh chỉ ra đó là việc ngân sách trung ương chưa đóng được vai trò chủ đạo, hụt thu trong năm qua mà chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của ngân sách địa phương. Phần tăng thu NSNN cũng không đến từ khu vực sản xuất kinh doanh. Tăng thu ngân sách nhà nước theo ông đang thiếu bền vững và cần làm rõ nguyên nhân, tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả thu NSNN.
Việc cơ cấu lại NSNN và nợ công cũng đang phải đối mặt nhiều khó khăn. Thu ngân sách nhà nước không còn nhiều dư địa tăng. Huy động vốn vay cho cân đối ngân sách và huy động vốn từ xã hội còn khó khăn. Tăng trưởng các khoản thu không đồng đều, một số khoản thu dù tăng nhưng chưa đmả bảo tiến độ như dự kiến. Thời gian tới, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ thu chi NSNN, tăng cường kỷ luật ngân sách, nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất khoản thuế mới.
Trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, áp lực tăng trưởng GDP 3 quý cuối năm
Kết quả đánh giá lại cho thấy một số chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thanh đề nghị đánh giá cụ thể việc các trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa bền vững.
"Mô hình tăng trưởng chuyển đổi chưa rõ nét, chủ yếu phụ thuộc vào khai thác dầu khí, than, kiểu hối và đầu tư nước ngoài”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu.
Trong đó, một loạt các hạn chế được chỉ ra như xuất khẩu từ đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất có xu hướng giảm và chủ yếu mới dừng ở khâu gia công; kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp chưa đạt mục tiêu; tốc độ tăng năng suất lao động thấp, mở rộng chênh lệch với các nước trong khu vực.
Theo ông, cần đánh giá đầy đủ bài học kinh nghiệm từ tăng trưởng trong bối cảnh yếu tố tăng trưởng từ phía doanh nghiệp trong nước chưa thay đổi cơ bản và phân tích rõ thực chất lợi ích nâng cao đời sống của người dân từ kết quả tăng trưởng cao thời gian qua.
Sự bứt phá về GDP trong quý I đem lại kỳ vọng lớn nhưng theo ông cũng đồng thời tạo áp lực cho 3 quý còn lại nếu tăng trưởng vấn định hình như các năm trước. Ngoài công nghiệp và xuất khẩu, các lĩnh vực khác cũng như khả năng của một số vùng kinh tế trọng điểm, khả năng của các địa phương là cực tăng trưởng của đất nước vẫn chưa phát huy đầy đủ tiềm năng.
Áp lực lạm phát còn tiềm ẩn, việc liên tục phải giải cứu nông sản cho thấy công tác dự báo chưa đáp ứng, phân phối chưa hiệu quả. Trong các tháng đầu năm, tồn tại các hạn chế khá rõ nét như như tổng vốn đầu tư đăng ký nước ngoài giảm, các công trình trọng điểm quốc gia chậm hoàn thành. Đây là các yếu tố mà vị Chủ tịch đề nghị làm rõ nguyên nhân để không ảnh hưởng làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng các quý tiếp theo.
Người đồng hành