[Văn hóa doanh nghiệp] 11 quy tắc của Apple - và kết luận "đừng đi đến mức nhàm chán trên 1 con đường vì sợ lạc"
Bạn không bao giờ có thể thay đổi chỉ một hành vi. Tất cả các hành vi của chúng ta đều được liên kết với nhau, thế nên, khi thay đổi một hành vi thì các hành vi khác cũng sẽ được thay đổi.
- 19-11-2017[Văn hóa doanh nghiệp] Google và văn hóa "kỷ niệm những thất bại" khiến nhân viên không thể tái phạm sai lầm cũ
- 18-11-2017Twitter đã thành công với những buổi "họp như chơi" ở roof-top thế nào?
- 18-11-2017Một con bò và bài học thức tỉnh đời người: Ai cũng cần biết để sống ý nghĩa hơn
- 16-11-2017Chuyện cô hàng sữa và hũ sữa bò: Có những ý tưởng rất hay nhưng nó chỉ là... trên giấy
- 15-11-2017Chuyện 2 bác lái bán da gấu khi...chưa săn được và bài học đắt giá cho dân sales
- 09-11-20177 người có lối sống bất thường, người thứ 7 hẳn sẽ khiến bạn nhìn lại ngay chính mình
- 06-11-2017Lối sống kỳ lạ của người Tây Ban Nha: Ngủ trưa ‘đẫy mắt’ đến 5h chiều, bữa tối lúc nửa đêm, tận hưởng cuộc sống với tuổi thọ hàng đầu thế giới!
- 06-11-2017Chuyện ba cái cây và bài học cuộc sống ý nghĩa: Đừng vội từ bỏ ước mơ khi bạn chưa trải qua sóng gió
- 21-10-2017Ẩn ý thú vị đằng sau việc Twitter của KFC chỉ follow có 11 người
Nhắc đến Apple, chúng ta nghĩ ngay đến quả táo khuyết và những chiếc iPhone, iPad… Đi sâu hơn nữa, chúng ta nhắc đến những vị CEO nổi tiếng của Apple và những triết lý kinh doanh, những bài học kinh nghiệm từ các CEO này truyền lại.
Apple cũng được xem là một trong những nơi có môi trường làm việc được nhân viên rất yêu thích – yêu thích không chỉ bởi số lương được nhận, mà theo nhân viên Apple, ở đó họ học được rất nhiều điều từ các nhà quản lý, cũng có được môi trường để tự do phát triển, thể hiện bản thân mình.
Cách đây mấy năm, một cựu nhân viên của Apple, ông Huxley Dunsany, đã chia sẻ ảnh chụp mặt sau tấm thẻ của nhân viên Apple. Huxley Dunsany làm việc tại Apple vào năm 2014.
Mặt sau tấm thẻ là 11 quy tắc dành cho nhân viên Apple với dòng trên cùng “JB’s Rules for Success” – mà theo Huxley Dunsany giải thích – JB là tên viết tắt của John Brandon, Phó Chủ tịch phụ trách bán hàng của Apple khu vực Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương.
Huxley Dunsany cũng chia sẻ thêm: “John Brandon thực sự sống và làm việc theo những nguyên tắc này. Ông ấy làm cho cả công ty cảm thấy có điều gì đó thật đặc biệt, ngay cả khi Apple gặp phải những tình huống khó khăn nhất”.
Quy tắc đứng đầu là “Let go of the old, make the most of the future” - Hãy quên hết cái cũ đi để tận dụng tối đa những gì sẽ đến trong tương lai.
Thực ra chúng ta không thể nào thay đổi Ngày hôm qua, nhưng Ngày hôm nay vẫn còn cơ hội. Do vậy, những gì đã qua, hãy học cách quên đi để hướng về tương lai. Cũng không hẳn là quên, mà những sai lầm, những kinh nghiệm trong quá khứ chính là tiền đề cho tương lai của chính chúng ta.
Có một câu danh ngôn nói rằng “Trên con đường cao tốc của cuộc đời, chúng ta thường nhận ra hạnh phúc từ gương chiếu hậu”. Chúng ta thường có tâm lý hoài niệm quá khứ, nhìn qua gương chiếu hậu để hối tiếc về những gì đã qua, nhưng nếu chúng ta tập trung xây dựng hiện tại và tương lai, để một lúc nào đó, nhìn lại qua gương chiếu hậu mà không bị ân hận, đó mới là điều tốt nhất.
Apple còn nhắc nhở nhân viên: “Always tell the truth, we want to hear the bad news than later” – Hãy luôn luôn nói sự thật – và chúng tôi muốn nghe những tin xấu trước”.
Tại Google cũng có một “quy tắc ngầm”, là văn hóa “kỷ niệm những sai lầm” để nhân viên từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm trong lần sau. Ở Google, khi 1 nhân viên gặp sai lầm, dù sai lầm có thể khiến công ty thiệt hại nặng nề, vấn đề đó sẽ được đưa ra rút kinh nghiệm thằng thắn, sẽ làm một “lễ kỷ niệm” thất bại để những sai lầm đó không lặp lại với các nhân viên khác.
Đối mặt với sự thật, dù là sự thật xấu nhất vẫn là cách làm của những doanh nghiệp lớn. Đối mặt và tìm cách vượt qua dù là tin xấu. “Quy tắc của JB” cũng nhắc nhở nhân viên rằng “The highest level of integrity is expected, when in doubt, ask” – có nghĩa “Tính trung thực luôn được đặt lên vị trí cao nhất – và khi bạn nghi ngờ điều gì đó – hãy hỏi ngay”.
Trong công việc và cả trong cuộc sống, chúng ta đôi khi để những nghi ngờ lấn át. Và khi không giải tỏa được những nghi ngờ, những người trong cuộc thường có những quyết định sai lầm theo cảm tính. Có câu danh ngôn nói rằng “Bạn không bao giờ có thể thay đổi chỉ một hành vi. Tất cả các hành vi của chúng ta đều được liên kết với nhau, thế nên, khi thay đổi một hành vi thì các hành vi khác cũng sẽ được thay đổi".
Do vậy rất nhiều hành vi sai lầm bắt nguồn từ những suy nghĩ sai, từ những nghi ngờ không giải tỏa. Vì vậy, khi có những nghi ngờ, dù là nhỏ nhất, tốt hơn hết là thẳng thắn đưa vấn đề ra để các bên cùng giải quyết.
Đặc biệt, quy tắc số 5 “Everyone sweeps the floor” – “Mọi người đều phải lau sàn” – điều này không có nghĩa mọi nhân viên đều phải đi lau sàn – mà điều này có nghĩa mọi người đều cần trưởng thành từ những vấn đề cơ bản nhất.
Có nhiều ý kiến cho rằng, người quản lý chỉ cần có những nhân viên giỏi. Tuy nhiên, nếu nhân viên giỏi mà người quản lý hoàn toàn không hiểu gì về công việc, về những kiến thức cơ bản nhất trong công việc thì chắc chắn người quản lý đó cũng không thể điều hành nhóm hoạt động được. Do vậy, dù ở cương vị nào, chắc chắn bạn cũng cần phải nắm rõ những điều cơ bản nhất mới có thể khiến nhân viên tâm phục khẩu phục trong công việc.
“Everyone sweeps the floor” - điều này cũng có nghĩa là, dù bạn ở cấp quản lý nào, thì bất cứ việc gì bạn cũng cần sẵn sàng chung tay góp sức, chứ không phân biệt cấp bậc và vị trí.
Nhân viên Apple cũng luôn được nhắc nhở “Be professional in your style, speech and follow-up” và “Listen to the customer, they almost always get it” – điều này có nghĩa, khi tiếp xúc khách hàng cần sự chuyên nghiệp trong cả công việc lẫn giao tiếp, và đặc biệt, hãy lắng nghe khách hàng.
Không chỉ Apple, mà hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng “khách hàng là thượng đế”. Tại Zappos, một nhà bán lẻ quần áo và giày dép online lớn ở Mỹ có một “quy tắc” – nó trở thành điểm nhấn văn hóa ở doanh nghiệp này – đó là, tất cả các nhân viên khi ứng tuyển vào Zappos đều phải trải qua giai đoạn đào tạo và thử sức ở vị trí tư vấn phục vụ khách hàng tại trung tâm nghe gọi và giải đáp.
Quy tắc này được Zappos áp dụng cho tất cả mọi nhân viên tại mọi vị trí tuyển người. Zappos cho rằng “đem đến dịch vụ tốt nhất khiến khách hàng không chỉ hài lòng mà ngạc nhiên dến mức gặp ai cũng giới thiệu về Zappos” mới là điều thành công với công ty.
Chính Steve Job – CEO của Apple cũng cho rằng cần luôn luôn nắm bắt tâm lý, nhu cầu khách hàng để đón đầu cơ hội. Ông khẳng định: “Anh không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc anh hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi”.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm cùng tiến với các đồng nghiệp cũng là một trong những nền tảng mà nhân viên Apple luôn cần ghi nhớ. Một câu chuyện điển hình trong các bài học kinh doanh là câu chuyện về anh chàng bán kính. Chuyện được kể rằng, một công ty chuyên kinh doanh kính xây dựng nọ có anh nhân viên luôn đứng đầu về doanh số bán hàng. Trong buổi tuyên dương khen thưởng, giám đốc công ty đề nghị anh chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Anh chàng bán kinh thật thà chia sẻ, là lúc đi bán kính anh luôn mang theo 1 tấm kính và cây búa, khi giới thiệu hàng cho khách, anh trực tiếp dùng búa thử chất lượng cho khách xem. Các nhân viên khác tiếp thu kinh nghiệm của anh, doanh số bán hàng cả đội cải thiện rõ rệt. Rõ ràng, trong một cộng đồng làm việc, việc hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau là điều tất yếu để cả công ty cùng tiến bộ.
Cũng có người thắc mắc, truyền hết kinh nghiệm, liệu mình có quá thiệt thòi khi "ai cũng biết được bí quyết của mình không?" - hãy trở lại với anh chàng bán kính. Năm đó, doanh số của anh vẫn tiếp tục dẫn đầu công ty, anh vẫn là người đứng lên bục nhận thưởng. Mọi người cho rằng anh chưa chia sẻ hết kinh nghiệm, nhưng anh lắc đầu bảo rằng, anh đã đổi mới phương pháp mời chào khách hàng một tí, thay vì anh dùng búa gõ vào kính, thì anh để khách hàng trực tiếp dùng búa gõ thử kính.
Thực ra, khi bạn là người giỏi, thì bạn luôn tìm ra cách tối ưu nhất để hoàn thành công việc tốt nhất. Bạn không cần phải đi nhanh hơn hay bằng ai, vì chúng ta đều đang chạy trên con đường riêng của mỗi người. Đích đến là hàng vô số điểm khác nhau không thể đo đếm.
Trong cuộc sống, đừng bao giờ đi mãi đến nhàm chán trên một con đường vì sợ lạc. Hãy luôn tâm niệm rằng con đường phía trước rất nhiều ngã rẽ chờ ta khám phá. Và hãy dấn thân vào con đường mới thay vì cứ đi mãi trên con đường mòn cũ.