MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn hóa làm việc '996' gây tranh cãi tại các công ty công nghệ Trung Quốc

18-06-2019 - 16:14 PM | Tài chính quốc tế

Chế độ làm việc từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày một tuần tại các công ty công nghệ Trung Quốc đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

Các giám đốc điều hành phương Tây thường nói về việc sử dụng dữ liệu để xác định thị trường muốn gì và sau đó cung cấp nó. Ngược lại, các giám đốc điều hành Trung Quốc nói về việc cung cấp sản phẩm mới ra thị trường càng nhanh càng tốt.

Cách tiếp cận của Trung Quốc rất giống phương pháp "khởi nghiệp tinh gọn" được phổ biến bởi nhà văn và doanh nhân tại Thung lũng Silicon, Eric Ries. Trong mô hình của mình, một doanh nhân đưa ra các giả định về nhu cầu thị trường, kiểm tra từng giả định với các sản phẩm giả định. Nếu thị trường yêu thích nguyên mẫu nào, công ty sẽ xây dựng và cung cấp sản phẩm thực tế.

Các công ty Trung Quốc bỏ qua việc xây dựng các mô hình và thử nghiệm thị trường với các sản phẩm làm việc thực tế. Cách tiếp cận này có thể mang lại kết quả đáng kinh ngạc – “Một sự đổi mới vô cùng tốc độ” - nhưng nó đòi hỏi một tập thể làm việc “như một cuộc chạy marathon với thời gian”, chính là cốt lõi của văn hóa giờ làm việc công sở ở Trung Quốc “996”.

“996” là viết tắt của chế độ giờ làm việc bắt đầu từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày một tuần.

Văn hóa làm việc 996 gây tranh cãi tại các công ty công nghệ Trung Quốc - Ảnh 1.

Văn hóa làm việc "996" tại Trung Quốc gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Reuters.

Gần đây, các nhân sự của công ty công nghệ Trung Quốc thể hiện sự bất mãn với văn hóa làm việc này, phát động các cuộc biểu tình trực tuyến như một cách phản đối. Cuộc biểu tình cũng nhắm đến các nhà tuyển dụng, coi đây như một phần hấp dẫn nhân sự đến với công ty.

Làm việc 72 giờ một tuần và sống theo lối sống "996" có vẻ xa lạ với hầu hết mọi người, nhưng đối với các doanh nhân xây dựng các công ty khởi nghiệp ở bất cứ đâu trên thế giới, đây là những thói quen tốt đẹp.

Các doanh nhân có thời gian và nguồn lực hạn chế nhưng niềm tin dồi dào vào những gì họ đang xây dựng và tiềm năng của ý tưởng của họ để chạm đến hàng triệu người, kiếm một số tiền và thậm chí có thể làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Đây là một sự kết hợp mạnh mẽ và hầu hết những người làm việc trong các công ty khởi nghiệp ở phương Tây hoặc ở châu Á sẽ nói rằng họ rất vui khi làm những gì cần thiết để biến những gì họ tin vào thực tế.

Điều làm nên một Trung Quốc khác biệt đó chính là các công ty hàng đầu trên thế giới, như Tencent Holdings và Alibaba Group Holding, khởi nghiệp như những startup và sau đó không bao giờ bỏ thói quen chuyển động thật nhanh và làm việc thật chăm chỉ. Họ đã giữ văn hóa khởi nghiệp của mình và bán tầm nhìn đó cho nhân viên ngay cả khi tăng quy mô lên mức vốn hóa thị trường gần nửa nghìn tỷ USD. Nhưng không phải tất cả nhân viên của các "đại gia" công nghệ như Tencent hay Alibaba đều tuân thủ tầm nhìn của người đứng đầu như cách họ từng làm khi công ty còn ở quy mô nhỏ.

Như chủ tịch của Alibaba, Jack Ma nói: "Nếu bạn tìm được một công việc bạn thích, vấn đề "996" không tồn tại. Nếu bạn không đam mê công việc, mỗi phút đi làm là một cực hình".

Đối với các doanh nhân mới cạnh tranh trong việc thu hút nhân tài của Trung Quốc, họ phải đáp ứng được mong muốn của các tân binh tiềm năng để tạo sự khác biệt và cố gắng để mình trở thành một phần của điều gì đó thật tuyệt vời. Họ phải bán tầm nhìn này vì họ không thể cạnh tranh được với mức lương cao của Alibaba hay Tencent. Các lựa chọn cổ phiếu có thể chào mời là không chưa đủ giá trị đối với nhân sự. Nếu thiếu cả tiền và tầm nhìn, các ông chủ khởi nghiệp bị “mắc kẹt” trong vấn đề nhân sự.

Nhân sự của các công ty khởi nghiệp giống như những người đồng sáng lập hơn là nhân viên theo nghĩa truyền thống của từ này và hiện tượng này vượt qua vấn đề về tuổi tác. Bỏ học đại học giữa chừng ở Trung Quốc không phải là hiện tượng phổ biến tuy nhiên hầu hết người đứng đầu ở các công ty rơi vào độ tuổi 30 hoặc thậm chí 40. Đây là những người ít phải chăm sóc con cái – một điều khá phổ biến ở phương Tây. Con cái của những doanh nhân này thường ông bà nội ngoại trông nom.

Chế độ "996" không chỉ giới hạn ở các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc. Các công ty công nghệ quốc tế, cả trong hoạt động ở Trung Quốc và tại đất nước họ, cũng rất nỗ lực. Thực phẩm miễn phí được cung cấp ở các nhà ăn của Google không chỉ là một phúc lợi mà còn là một “công cụ” giúp giữ nhân viên ở lại làm việc tại văn phòng lâu hơn.

Các nhà lãnh đạo công ty công nghệ Trung Quốc phải tạo nên một môi trường nơi mọi người cảm thấy họ là một phần của công ty, không chỉ là một nhân viên. Ở đó, họ được trao quyền để tạo ra sự khác biệt và được thuyết phục để tin tưởng vào tầm nhìn của công ty. Các giám đốc không thể đơn giản yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ và mong muốn giữ chân nhân tài trong thị trường lao động rất cạnh tranh này. Những người thấy mình bận rộn trong việc thay đổi thế giới tốt hơn, không có xu hướng đếm số giờ họ dành để làm việc đó.

Theo Nikkei Asean Review

Theo Trang Trang

Người đồng hành

Trở lên trên