MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn phòng Chính phủ có 19 vụ, cục

13-11-2016 - 07:22 AM | Xã hội

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định Văn phòng Chính phủ có 21 đơn vị: 16 vụ, 3 cục, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Trung tâm tin học.

16 vụ của VPCP gồm: Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Vụ Nội chính; Công tác Quốc hội, địa phương và đoàn thể; Tổng hợp; Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ; Pháp luật; Quan hệ quốc tế; Công nghiệp; Nông nghiệp; Kinh tế tổng hợp; Khoa giáo - Văn xã; Đổi mới doanh nghiệp; Thư ký -Biên tập; Vụ Hành chính; Tổ chức cán bộ; Kế hoạch tài chính.

3 cục là Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cục Quản trị và Cục Hành chính - Quản trị II.

2 đơn vị còn lại của VPCP là Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Trung tâm Tin học.

Theo nghị định vừa ban hành, VPCP là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng, có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng (bao gồm các Phó Thủ tướng) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ.

Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính;

VPCP tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;

Thẩm tra về trình tự, thủ tục với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo theo chương trình công tác của Chính phủ và các công việc khác do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Chính phủ.

Tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Thủ tướng thẩm tra về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý và tham mưu tổng hợp về nội dung; có ý kiến độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các công việc khác do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Thủ tướng.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Thủ tướng xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên khác do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức trình.

Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan; kiến nghị với Thủ tướng các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện, khắc phục tồn tại, hạn chế, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước...

VPCP hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.

VPCP chủ trì tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng; Quản lý, vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia...

Bên cạnh đó, cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng.

Đồng thời, VPCP tiếp nhận thông tin từ công chúng và chủ động theo dõi, nắm tình hình thực tiễn để kịp thời tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng xem xét, chỉ đạo xử lý những vấn đề cấp bách, nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm.

Ngoài ra, VPCP thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Chính phủ, Thủ tướng; chủ trì tổ chức họp báo Chính phủ theo quy định...

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15/12 tới.

PV

Theo Vietnmanet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên