VCSC: Chuyến bay thương mại quốc tế sẽ chưa được nối cho đến quý 4/2021, Vietnam Airlines gặp thêm nhiều trở ngại khi Covid-19 quay lại
Riêng Vietnam Airlines (HVN), VCSC kéo dài lộ trình phục hồi cho mảng kinh doanh vận chuyển quốc tế của Công ty. Mặt khác, năng lực tăng giá vé của HVN cũng tỏ ra khá yếu trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tăng cao. Trong đó, giá dầu tư đang tăng cũng như xu hướng tăng chênh lệch giữa nhiên liệu máy bay và dầu thô Brent khiến chi phí nhiên liệu ước tính tăng mạnh thời gian tới.
Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (CAAV) vừa có đề xuất nối lại các chuyến bay thương mại hạn chế đối với hành khách quốc tế có xét nghiệm Covid-19 âm tính bắt đầu từ tháng 7/2021. Tuy nhiên, với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 gần đây tại Việt Nam, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trong báo cáo mới nhất cho rằng các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ không được nối lại cho đến quý 4/2021.
Ngoài ra, với tốc độ tiêm chủng vaccine còn chậm tại Việt Nam, VCSC nhận định Chính phủ sẽ vẫn thận trọng trong việc nối lại các chuyến bay quốc tế. Công ty này dự báo lượng hành khách quốc tế của HVN sẽ chỉ đạt 21%/67%/77%/87% mức trước dịch Covid-19 lần lượt vào các năm 2021/2022/2023/2024 so với dự báo trước đây là 27%/74%/83%/92%.
Riêng Vietnam Airlines (HVN), VCSC kéo dài lộ trình phục hồi cho mảng kinh doanh vận chuyển quốc tế của Công ty. Mặt khác, năng lực tăng giá vé của HVN cũng tỏ ra khá yếu trong bối cảnh chi phí nhiên liệu tăng cao. Trong đó, giá dầu tư đang tăng cũng như xu hướng tăng chênh lệch giữa nhiên liệu máy bay và dầu thô Brent khiến chi phí nhiên liệu ước tính tăng mạnh thời gian tới.
Trong khi đó, HVN không thể chuyển hoàn toàn tác động của chi phí nhiên liệu tăng lên giá vé máy bay do sự cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không của Việt Nam ngày càng gay gắt cùng với việc Bamboo Airways mở rộng đội bay cùng với Viettravel Airlines mới gia nhập thị trường. VCSC dự báo HVN chỉ có thể tăng tổng lợi suất hành khách tổng thể (thước đo cho giá vé máy bay) trung bình 3,6% trong giai đoạn 2021-2024.
Kết thúc quý 1/2021, HVN tiếp tục lỗ sau thuế gần 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ luỹ kế lên 14.219 tỷ đồng.
Mới đây, HVN đã công bố kế hoạch đấu giá 11 tàu bay A321CEO sản xuất năm 2004 và 2007 – 2008. Các tàu bay mang số hiệu sản xuất (MSN) 2255/2261/2974/3005/3013/3022/3198/3315/3355/3600/3737. Ngoài ra, HVN còn muốn bán và thuê lại một động cơ dự phòng PW1133G-JM kèm QEC mới (Quick Engine Change - bộ thay động cơ nhanh) dự kiến giao tháng 7/2021.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng từng lên kế hoạch bán 6 tàu bay A321CEO sản xuất năm 2007. Động thái này nhằm đạt mục tiêu tăng doanh thu, cải thiện dòng tiền và tạo nguồn tiền đầu tư phát triển.
Ghi nhận tại BCTN 2020, HVN đã có chủ trương nâng cao hiệu quả doanh nghiệp với các nghiệp vụ bán, bán và thuê lại (SLB) các tàu bay sở hữu, xây dựng phương án thoái một phần vốn hoặc toàn bộ vốn tại một số doanh nghiệp.
Tính đến cuối năm 2020, HVN sở hữu 46 tàu bay gồm 1 máy bay TurboProp ATR72-500; 38 máy bay thân hẹp A321CEO; 7 máy bay thân rộng B787-9. Bên cạnh đó, HVN còn thuê 61 máy bay gồm 6 máy bay TurboProp ATR72-500; 33 máy bay A321CEO và 14 máy bay A350-900; 4 máy bay B787-9 và 4 máy bay B787-10.
Không chỉ HVN, rao bán tàu bay đã có trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của hãng nhằm dần thay các tàu bay cũ, và giúp hãng có thêm dòng tiền vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị