Vén màn cuộc họp của FOMC và 12 cái tên đang làm giới tài chính toàn cầu thấp thỏm: Họ là ai mà quyền lực "khủng" đến vậy?
FOMC, một cơ quan của FED, chuẩn bị họ và đưa ra quyết định về lãi suất trong ngày 3/5 theo giờ Washington. Bạn có bao giờ tự hỏi họ là ai và tại sao họ lại có quyền lực đến vậy hay chưa?
- 26-04-2023Doanh nghiệp "con cưng" được Trung Quốc ủng hộ, Warren Buffett chống lưng: Bảo sao huyền thoại ô tô Đức cũng chính thức trở thành ‘bại tướng’ của công ty này
- 25-04-20235 ‘đại gia’ Trung Quốc cùng tranh một lô BĐS, giá chốt 451 tỷ đồng
- 25-04-2023Một quốc gia châu Á trở thành ‘mỏ vàng mới’ của Netflix: Được ‘rót’ mạnh 2,5 tỷ USD, kéo theo cổ phiếu nhiều doanh nghiệp đồng loạt thăng hoa
FOMC là gì?
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (Federal Open Market Committee - FOMC) là cơ quan trực thuộc Ủy ban Dự trữ Liên bang (FRB) tại Mỹ. FOMC thiết lập và hoạch định chính sách tiền tệ cho Fed nhằm mục đích định hướng nền kinh tế đi theo các mục tiêu cụ thể như bình ổn giá cả và gia tăng cơ hội việc làm cho người lao động.
Đây cũng là đơn vị phụ trách tăng giảm lãi suất quỹ liên bang để phản ứng với diễn biến của nền kinh tế. Quốc hội đã ban hành luật nhằm tạo ra FOMC như một phần của Hệ thống Dự trữ Liên bang vào năm 1933 và 1935.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang bao gồm 12 thành viên có quyền biểu quyết: 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc; chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và 4 trong số 11 chủ tịch còn lại của Ngân hàng Dự trữ - có nhiệm kỳ một năm dựa trên cơ sở luân phiên.
Toàn bộ 12 chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ đều sẽ tham dự các cuộc họp của FOMC và tham gia vào cuộc thảo luận. Tuy nhiên, chỉ những chủ tịch là thành viên của Ủy ban vào thời điểm đó mới có quyền bỏ phiếu về các quyết định chính sách tiền tệ.
Theo luật, FOMC xác định tổ chức nội bộ của riêng mình, bầu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc làm chủ tịch Uỷ ban và chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York làm phó chủ tịch. Các cuộc họp của FOMC thường được tổ chức 8 lần mỗi năm tại Washington, D.C. nhằm thảo luận việc Fed có nên thay đổi lãi suất hay không; hoặc tổ chức vào những thời điểm khác khi cần thiết.
Trách nhiệm của FOMC. Tại sao FOMC lại có quyền lực “khủng”?
Sau khi xác định chính sách tiền tệ phù hợp, FOMC cần đảm bảo thông tin này được truyền tải một cách hiệu quả đến thị trường tài chính.
Hội đồng và FOMC có nhiều công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ theo ý của họ. Các công cụ chính bao gồm lãi suất của Fed và hoạt động mua bán chứng khoán chính phủ Mỹ trên thị trường mở.
FOMC cũng điều phối các chính sách của Fed trên thị trường ngoại hối và xem xét hoạt động hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng trung ương nước ngoài.
Những quyết định của FOMC có khả năng làm ảnh hưởng đến mức lãi suất mà doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả. Có thể nói, đây là cơ quan quyền lực có thể tác động tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc họp của FOMC?
Mỗi năm, thường sẽ có 8 cuộc họp cố định của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Tuy nhiên cũng có các cuộc họp bất ngờ nhằm đáp ứng sự biến động của kinh tế toàn cầu.
Để chuẩn bị trước mỗi cuộc họp, các nhà hoạch định chính sách sẽ phân tích tình hình phát triển của nền kinh tế, tài chính, đồng thời đánh giá tác động của sự phát triển này đối với triển vọng kinh tế cũng như rủi ro đi kèm.
Các tài liệu mà họ xem xét gồm nhiều báo cáo dữ liệu kinh tế và tài chính của Mỹ và quốc tế, tổng hợp dự báo kinh tế và các phân tích về chính sách thay thế. Họ cũng tham khảo ý kiến của doanh nghiệp, người tiêu dùng và những người trong lĩnh vực tài chính để lắng nghe quan điểm của họ.
Xây dựng quan điểm sơ bộ: Trước cuộc họp của FOMC, một bản tóm tắt về tình hình kinh tế hiện tại sẽ được phát ra ra công chúng. Nó được gọi là Beige Book - báo cáo được sản xuất và xuất bản bởi Fed 8 lần mỗi năm.
Đồng thời, nhân sự của Cục Dự trữ Liên bang sẽ phát cho toàn bộ đại diện tham gia FOMC bản phân tích về tình hình kinh tế, dự báo và phân tích một số chính sách tiền tệ.
Sử dụng những tài liệu này, những người tham gia FOMC sẽ xây dựng quan điểm sơ bộ về triển vọng kinh tế và chính sách phù hợp để chuẩn bị cho cuộc họp chính thức của họ ở Washington.
Trình bày quan điểm: Trong phần đầu của cuộc họp, Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang và các chủ tịch Ngân hàng Dự trữ sẽ nhận được bản tóm tắt, sau đó lần lượt trình bày quan điểm của họ về diễn biến kinh tế tại khu vực của mình.
Quyết định: Những người tham gia FOMC sẽ thảo luận về lập trường của mình; sau đó bỏ phiếu. Sau đó, một lần nữa, họ sẽ chia sẻ đánh giá cá nhân của mình về cách chính sách nên được thực hiện như thế nào trong khoảng thời gian trước cuộc họp FOMC tiếp theo.
Đồng thời chỉ ra kỳ vọng của bản thân về cách nó sẽ phát huy tầm ảnh hưởng và làm thế nào để chính sách được truyền tải trọn vẹn tới công chúng.
Mặc dù tất cả những người có thẩm quyền đều tham gia vào cuộc thảo luận, nhưng chính sách được quyết định ra sao sẽ phụ thuộc vào các thành viên của Hội đồng Thống đốc, chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và 4 trong số 11 chủ tịch Ngân hàng còn lại (trên cơ sở luân phiên).
Bắt đầu từ năm 1994, Cục Dự trữ Liên bang sẽ đưa ra tuyên bố trước công chúng khi FOMC thay đổi lập trường chính sách tiền tệ. Vài năm sau đó, họ bắt đầu đưa ra tuyên bố sau mỗi cuộc họp.
Bắt đầu từ năm 2011, Chủ tịch Fed đã tổ chức các cuộc họp báo ngay sau khi kết thúc bốn cuộc họp của FOMC trong năm. Sau đó, bắt đầu từ năm 2019, Chủ tịch đã tổ chức họp báo sau mỗi cuộc họp của FOMC.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường