MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ANZ: Tiêu thụ dầu của Việt Nam đang tăng nhanh nhất khu vực, vượt cả Trung Quốc

ANZ nhận định, tương lai Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu dầu ròng do nhu cầu tiêu dùng dầu tăng và trữ lượng dầu khai thác giảm.

Tóm tắt:

- Kể từ tháng 7 năm ngoái, giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 57%, hiện ở mức 49,03 USD/thùng. Giá dầu đang có diễn biến giống như 3 thập kỷ trước.

- ANZ dự đoán giá dầu Brent xuống còn trung bình 48USD/thùng vào năm 2015, nhìn thấy nguy cơ giá dầu giảm trong nửa đầu năm nay và tăng lên 58USD/thùng vào tháng 12.

- Theo các chuyên gia của ANZ, giá dầu giảm sẽ tác động đến 3 yếu tố vĩ mô quan trọng của Việt Nam: Lạm phát, Thương mại và Chi tiêu của Chính phủ.


Chiều ngày 03/2/2015, Ngân hàng ANZ Việt Nam đã tổ chức buổi họp trực tuyến với các chuyên gia kinh tế của ANZ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương xung quanh tác động của giá dầu giảm đến kinh tế Việt Nam.

Theo các chuyên gia của ANZ, ANZ nhận thấy đợt giảm giá dầu lần này giống với đợt giảm giá dầu giai đoạn 1984 –  1985, tức giảm do tác động từ phía cung. ANZ cho rằng giá dầu đang bước vào giai đoạn bình ổn, kỳ vọng rằng giá dầu Brent 6 tháng đầu năm khoảng 50 USD/thùng, 6 tháng cuối năm giá dầu khoảng 60 USD/thùng. Cụ thể:

Kể từ tháng 7 năm ngoái, giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 57%, hiện ở mức 49,03 USD/thùng. Sau quyết định của OPEC về duy trì mức sản xuất trong bối cảnh thị trường dư cung, triển vọng giá dầu vẫn yếu. “ANZ dự đoán giá dầu Brent xuống còn trung bình 48USD/thùng vào năm 2015, nhìn thấy nguy cơ giá dầu giảm trong nửa đầu năm nay và tăng lên 58USD/thùng vào tháng 12.”

Các chuyên gia ANZ giải thích nhận định giá dầu tăng vào nửa cuối năm 2015 là do tác động từ phía cầu khi mà nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ tăng lên.

Từ nước xuất khẩu dầu thành nước tiêu thụ dầu

Theo tính toán của ANZ, tiêu thụ dầu của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng vượt cả mức tăng trưởng hàng năm ở mức 7,5% trong vòng 20 năm qua. Mức tiêu thụ dầu của Việt Nam tăng nhanh nhất trong khu vực, vượt qua cả Trung Quốc. Diễn biến này góp phần khiến Việt Nam từ một nước xuất dầu trở thành nước tiêu thụ dầu từ năm 2010. Xét đến sự gia tăng trong tiêu thụ dầu sẽ tiếp tục tăng khi tổng nhu cầu năng lượng theo kịp với nhu cầu trưởng sản xuất.

ANZ nhận định rằng tương lai Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu dầu ròng do nhu cầu tiêu dùng dầu tăng và trữ lượng dầu khai thác giảm.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam dự trữ dầu khi giá dầu xuống thấp, các chuyên gia ANZ cho rằng, Việt Nam không cần thiết phải vội vàng dự trữ dầu, nên thực hiện việc dự trữ dầu một cách từ từ và cân nhắc đến các chi phí cơ hội. Mặt khác, Việt Nam nên đầu tư vào khâu khai thác dầu để tăng hiệu quả.

Giá dầu giảm sẽ giúp lạm phát giảm, tác động nhỏ đến ngân sách

Giá dầu giảm tác động đến Việt Nam bởi tiêu thụ dầu của Việt Nam đã tăng lên nhanh chống vượt cả mức tăng trưởng hàng năm ở mức 7,5% trong vòng 20 năm qua. Theo các chuyên gia của ANZ, giá dầu giảm sẽ tác động đến 3 yếu tố vĩ mô quan trọng của Việt Nam: Lạm phát, Thương mại và Chi tiêu của Chính phủ.

(i) Lạm phát: Tác động rõ ràng đầu tiên của việc giảm giá dầu là lạm phát tiếp tục giảm. Mức giảm giá dầu của Việt Nam sau 13 lần không bằng mức giảm giá dầu cùa thế giới. Tuy nhiên, bởi giá bán lẻ xăng dầu Việt Nam vốn đã thấp hơn giá thị trường thế giới.

Lạm phát có khả năng đạt trung bình 3% so với cùng kỳ năm trước, không đạt mục tiêu Chinh phủ đề ra là 5% do mức giá dầu mới khiến cho đường lạm phát đi xuống. ANZ nhận thấy giá xăng dầu tiếp tục giảm trong năm 2015, giảm mạnh nhất trong 13 lần giảm vào năm ngoái.

Chú trọng vào các mặt hàng trong rổ CPI liên quan đến dầu, ANZ nhận thấy rằng sự suy giảm dồn tích các chỉ số phụ về vận tải và nhà đất & xây dựng (12,7% và 3,6%) giảm chậm hơn so với mức giảm của giá dầu Brent trong cùng một khung thời gian. Chính sách chủ động quản lý bàn lẻ xăng dầu, điện, gas của Việt Nam đã giữ biến động giá của các mặt hàng này ở mức tương đối thấp.

(ii) Cán cân thương mại: Việt Nam vừa xuất khẩu dầu thô vừa nhập khẩu xăng dầu. Năm 2014 Việt Nam có khoản thặng dư từ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu là 95,7 triệu USD.  ANZ lưu ý rằng, xuất khẩu dầu thô đã giảm đáng kể khi nhà máy Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đã đi vào vận hành từ năm 2010. Nguồn dầu thô chính của Dung Quất là mỏ Bạch Hổ, chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô của cả nước.

Hơn nữa, năm 2014 dầu thô chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm so với mức 10,8% trong năm 2009. Ở chiều ngược lại, Viêt Nam nhập khẩu xăng dầu chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm so với mức 8,9% trong năm 2009. Điều này chứng tỏ Việt Nam đã giảm sự lệ thuộc vào xuất khẩu dầu.

(iii) Chi tiêu của Chính phủ: Giá dầu giảm dẫn đến doanh thu thuế từ xuất khẩu dầu thô cũng giảm. Hiện dầu thô là nguồn thu lớn của Chính phủ do Nhà nước áp dụng nhiều khoản thuế khác nhau gồm: Thuế tài nguyên, thuế xuất khâu dầu thô và thuế thu nhập. Tuy nhiên, thu từ xuất khẩu dầu thô sẽ giảm nhưng được bù đắp bởi chi tiêu Chính phủ giảm trong trợ cấp giá dầu.

>>>Sẽ điều chỉnh giá dầu nhịp nhàng dựa trên các yếu tố tác động

Thanh Giang

Ngọc Quỳnh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên