MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Tài chính: Có thêm TPP, áp lực giảm thu ngân sách sau năm 2018 càng lớn

Có tới gần 100% dòng thuế Việt Nam cam kết xóa bỏ theo Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đăng đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý trong việc thu chi ngân sách.

Theo ông  ông Vũ Nhữ Thăng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) trong quá trình triển khai đàm phán TPP Bộ Tài chính đã có đánh giá tác động từ Hiệp định đến thu chi ngân sách. Tuy nhiên, do việc thực hiện các hiệp định FTA tương đối đa chiều, có sự đan xen nên tạo ra sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu, do đó Bộ Tài chính cho rằng thu ngân sách từ xuất khẩu có thể giảm ở thị trường này nhưng lại tăng thị trường khác.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Bộ Tài chính, do thực hiện theo các cam kết theo trong ASEAN, WTO và các Hiệp định thương mại khác, số thu ngân sách năm 2008 – 2010 liên quan đến thuế xuất khẩu và nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Tỷ trọng này trong giai đoạn 2011 – 2015 cũng chỉ chiếm 8% trong tổng thu ngân sách.

“Quy mô và tỷ trọng thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm nhưng số tuyệt đối với đang có xu hướng tăng vì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Quy mô thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn duy trì ổn định trong thời gian ngắn hạn, nhưng áp lực giảm thu vẫn có khi năm 2018 chúng ta thực hiện cam kết của các Hiệp định ASEAN, ASEAN+ và TPP” – ông Thăng nói.

Do đó, Bộ Tài chính cho biết đã kiến nghị Chính phủ có những điều chỉnh chính sách liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thu nội địa… Mục đích nhằm điều chỉnh cơ cấu thu và tỷ lệ thu hợp lý, đảm bảo tính bền vững trong cơ cấu thu ngân sách.

Năm 2014 – 2015 mục tiêu cải cách thuế thu từ nội địa không kể dầu thô là 70% và tiến tới 80%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính thông tin, riêng trong năm 2015 thu từ nội địa (không kể dầu thô) đã đạt 74%, cho thấy đây là nỗ lực lớn của cơ quan Thuế, Bộ Tài chính trong việc đảm bảo tính bền vững của ngân sách trong thời gian tới.

Trước đó, thông tin được Bộ Tài chính đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề về TPP liên quan đến lĩnh vực tài chính cho hay: Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong Hiệp định TPP. Cụ thể, sẽ có 65,8% dòng thuế có thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;

97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hằng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Việc cam kết xóa bỏ tới gần 100% dòng thuế không chỉ tạo áp lực lên ngân sách khi số thu thuế xuất nhập khẩu giảm, mà còn tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đối với sản phẩm hàng hóa nội địa.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên