“Chỉ 1/4 số doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu”
Đó là đánh giá của TS Trần Du Lịch - chuyên gia kinh tế, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội - về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trước thềm các FTA.
- 24-02-2016Xuất khẩu cá tra: Chồng chất khó khăn
- 24-02-2016Doanh nghiệp xuất khẩu nếu không thay đổi, sẽ phải làm thuê trên chính đất nước mình
- 23-02-2016Việt Nam lọt top 15 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ
- 22-02-2016Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh
-
Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những quyết sách nhanh, mạnh để ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
-
Thương hiệu Việt, hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
Theo đó, chỉ có khoảng 1/4 số DN sản xuất có khả năng xuất khẩu; khoảng 20% có triển vọng xuất khẩu và 55% số DN hoàn toàn chưa thể xuất khẩu, đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh yếu, đặc biệt là những ngành công nghệ kỹ thuật cao, thâm dụng vốn, dịch vụ cao cấp.
Nhiều yếu kém
Hiện cả nước có khoảng 550.000 DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và gần 3 triệu hộ sản xuất cá thể, nhưng có đến hơn… 90% (trừ khu vực FDI) là các DN vừa và nhỏ. Khả năng quản lý và nguồn nhân lực được TS Trần Du Lịch đánh giá là những khó khăn mà các DN Việt Nam phải đối mặt do cả 2 yếu tố trên đều không đáp ứng được yêu cầu cao của hội nhập, hiệu quả quản lý thấp. Nền sản xuất vẫn nặng về gia công, chưa có sự chuyển biến đáng kể ở các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao. Thực tế, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam thấp hơn Thái Lan 4 lần, Trung Quốc 7 lần, Singapore… 26 lần! Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao các DN Việt Nam chưa tạo ra được nhiều thương hiệu mới có vị trí trên thị trường thế giới.
Cũng theo chuyên gia này, hầu hết các DN Việt Nam còn ít hiểu biết về các quy định liên quan đến hội nhập. Hiểu và xử lý tốt các khía cạnh pháp lý là một điểm yếu lớn của các DN Việt Nam. “Trong hội nhập, thiếu hiểu biết về luật lệ sẽ là một bất lợi lớn. Thua thiệt trong các tranh chấp pháp lý là điều khó tránh khỏi” - ông Lịch lo ngại.
Chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiếu ổn định do tính chất công nghiệp trong quy trình tạo ra sản phẩm còn thấp, nổi bật là sản phẩm nông nghiệp. Chi phí đầu vào cao, có nguyên nhân khách quan như thiếu công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hạ tầng yếu kém, còn nguyên nhân chủ quan xuất phát từ kỹ năng quản trị của DN.
Nguy cơ bị chi phối bởi tập đoàn nước ngoài
Do thiếu liên kết trong khâu cung ứng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, ông Lịch đánh giá tốc độ đáp ứng thị trường của DN Việt còn chậm. Ngoại trừ hoạt động xuất khẩu, đa phần DN Việt Nam chưa đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, trên thế giới có đến 63.000 công ty đa quốc gia với 800.000 chi nhánh ở khắp châu lục; nắm giữ 80% thương mại quốc tế; 90% vốn đầu tư và công nghệ thế giới. Do đó, chuyên gia này đánh giá DN Việt Nam dễ bị phụ thuộc vào các tập đoàn lớn nếu thiếu chiến lược cạnh tranh và thiếu tính liên kết mang tính hệ thống.
Bằng chứng rõ ràng nhất là sự yếu kém của hệ thống phân phối nội địa đang có nguy cơ mất dần khi mở cửa thị trường nội địa cho các tập đoàn thương mại quốc tế. Thời gian qua, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central (Thái Lan) đang mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách liên doanh hoặc thâu tóm DN Việt Nam... DN Việt cần hết sức thận trọng bởi lẽ sản xuất phụ thuộc vào tiêu thụ nên sẽ phụ thuộc vào hệ thống phân phối do các tập đoàn thương mại nước ngoài chi phối.
Ngoài ra, ông Lịch cho rằng, khi hội nhập, hệ thống ngân hàng sẽ bị cạnh tranh gay gắt. Các tiêu chuẩn cho vay sẽ được nâng lên theo chuẩn mực quốc tế. Khi đó, các DN vừa và nhỏ nếu không có sự liên kết và chiến lược kinh doanh một cách bài bản, sẽ khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Thiếu vốn sẽ tiếp tục trở thành “bài toán” nhức nhối đối với các DN Việt Nam vì thời gian tích lũy chưa lâu.
Lao Động