MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thị trường 600 triệu dân

Đó là cảnh báo của ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM, khi nói về những thách thức của các DN vừa và nhỏ trong cuộc cạnh tranh ở thị trường 600 triệu dân của Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) tại buổi tọa đàm Doanh nhân và báo chí hướng tới Cộng đồng kinh tế Asean.

Tọa đàm do Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM phối hợp với Cục Công tác phía Nam Bộ Thông tin và Truyền thông, CLB doanh nhân Sài Gòn Asean và Hội Nhà báo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức vào ngày 28-1.

Theo ông Hưng, thách thức lớn nhất của DN Việt Nam là làm sao cạnh tranh trong thị trường 600 triệu dân của AEC, đặc biệt khi hàng hóa từ các nước vào Việt Nam với thuế suất bằng 0. DN các nước như Thái Lan được vay lãi suất 6%/năm còn DN Việt vay 13%-14%/năm. Về chất lượng, hầu như máy móc, nguyên liệu DN Việt đều nhập từ Trung Quốc, sản phẩm cũng xem xem Trung Quốc. Vậy làm sao cạnh tranh được với hàng Thái?

Nếu DN muốn thay đổi máy móc, thiết bị thì vốn đâu ra? Bên cạnh đó, dù thuế suất dỡ bỏ nhưng hàng rào kỹ thuật (HRKT) các nước lại dày đặc, hàng Việt cũng không dễ vào. “Khi chúng tôi đi khảo sát thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan… chỉ có sản phẩm của những DN Việt mạnh, lớn có mặt. Một năm khoảng 60.000 DN vừa và nhỏ VN “chết”, cho thấy tình hình rất khó khăn. Do đó làm sao để DN sống được là tốt rồi” - ông Hưng chia sẻ.

Đại diện CLB Doanh nhân Sài Gòn Asean cho biết năm 2015, AEC chính thức thành lập nhưng đến nay hầu như các DN vừa và nhỏ vẫn còn rất lơ mơ với AEC khi chỉ có 30% DN hiểu biết đầy đủ về AEC.

Trong khi đó ông Trịnh Minh Anh, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, chỉ ra rằng lãi suất là áp dụng chung. Nhà nước điều tiết lãi suất ngân hàng theo chính sách chung nên DN vừa và nhỏ cũng bất lợi khi hội nhập. Tuy vậy DN Việt cũng có thuận lợi nếu biết khai thác thị trường ngách, những lợi thế riêng của mình. Không hẳn DN nhỏ là yếu.

Ông Anh phân tích không thể tùy tiện xây dựng HRKT vì phải tính đến năng lực DN trong nước. Nếu Việt Nam xây dựng HRKT quá khó, quá cao thì chính DN Việt không vượt qua được. DN Việt cho là đi ra nước ngoài bị HRKT cản trở. Đó là do DN yếu, chất lượng hàng hóa không đáp ứng được chứ không phải các nước dựng lên HRKT chỉ nhắm vào DN Việt.

>>>Việt Nam đã sẵn sàng cho việc gia nhập AEC?

Theo Tú Uyên

PV

Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Trở lên trên