Đại biểu Quốc hội: “Đất lành chim đậu, chim chưa đậu đã… nhậu hết rồi”
So sánh ví von nhưng đầy suy ngẫm trên của một đại biểu Quốc hội đặt ra nhiều băn khoăn về môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.
- 24-03-2016“Chủ đầu tư kéo dài tiến độ dự án đường sắt Cát Linh vì lý do gì?”
- 24-03-2016Đầu tư 2,2 tỉ đồng nuôi cá, thu... 7 triệu
- 24-03-2016Hệ lụy đầu tư từ Trung Quốc
- 24-03-2016Chủ tịch Hà Nội hứa sẽ thay đổi thành phố để thu hút vốn đầu tư từ Mỹ
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng ngày 24/3, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực cố gắng của Chính phủ trong những năm cuối nhiệm kỳ.
“Đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến hết sức khó khăn, thì rõ ràng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách và nhà đầu tư” – Bà Quốc Khánh đánh giá.
Theo đó, nhiều lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao thông, văn hóa đã có chuyển biến rõ trong toàn xã hội. Ngành thuế, hải quan đã nỗ lực cải cách hành chính, thực hiện một cửa quốc gia đã thúc đẩy cho hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Thế nhưng, vẫn còn những vấn đề khiến vị đại biểu Quốc hội này trăn trở. Theo bà Khánh, dù kinh tế đã có bước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn nhưng việc cải cách thể chế, cải cách hành chính vẫn chưa bảo đảm tự do kinh doanh của các thành phần kinh tế và người dân.
Dẫn chứng là mặc dù các bộ ngành đã nỗ lực cải cách hành chính nhưng thực chất nền hành chính vẫn mang tính xin cho. Bà Khánh cho biết nhiều cán bộ ở nhiều ngành vẫn xin và làm khó cho doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phát triển trong môi trường như vậy không dễ.
“Nhiều người muốn làm giàu cho quê hương, đất lành chim đậu nhưng chim chưa đậu đã nhậu hết chim. Do vậy cần xây dựng nền hành chính công để giảm khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách thể chế” – bà Khánh so sánh.
Mặc dù vấn đề này đã được đưa ra để thảo luận, song bà Khánh cho biết là ngay tại Bộ Nội vụ, có cả một viện nghiên cứu nhưng cũng không thể đưa ra những nghiên cứu, lý luận mang tính luật pháp để xây dựng nền hành chính tốt hơn.
Đại biểu Khánh trăn trở: “Chúng ta đã bỏ phí, lãng phí một bộ máy quản lý tài nguyên rất tốt trong việc xây dựng bộ máy lập pháp. Cần có giải pháp để giúp doanh nghiệp và dân đỡ khổ, làm sao để quốc hội khóa XIV là quốc hội đổi mới, nền hành chính công hiện đại”.
Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức với năng lực và chất lượng. Theo đó, Chính phủ cần làm tốt hơn nữa để tham mưu cho Trung ương sử dụng, trọng dụng tối đa các nhà khoa học có kinh nghiệm, cống hiến và bản lĩnh để lãng phí nguồn.
Đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) thì cho rằng nếu đã xác định việc xây dựng bộ máy tinh gọn mà không đổi mới cơ chế hoạt động của bộ máy thì biên chế lại tăng thêm.
“Các cơ quan nhà nước cần thực hiện khung pháp lý kiến tạo ra môi trường, nhưng những gì dịch vụ được cho dân thì phải dịch vụ hóa và người dân cũng phải tự phục vụ. Cần có bộ máy gọn, hiệu lực và xác định trách nhiệm người tham gia và minh bạch để người dân có thể tra cứu” – Đại biểu Hoàng khuyến nghị.