Địa phương làm đường 6 làn xe để... phơi lúa
“Nhiều địa phương kết hợp làm đường và sân phơi lúa luôn nên đường rộng lắm!” – Bộ trưởng Thăng nêu thực trạng xảy ra không ít ở các địa phương hiện nay.
Tại Phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương chiều nay (ngày 24/12), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, liên quan đến dự án mở rộng nâng cấp đường quốc lộ nối giữa tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng, Bộ này đang hoàn thiện các thủ tục sau đó nghiên cứu phương án về vốn để triển khai cụ thể.
Ngay khi đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương cần phải hết sức cân nhắc về hình thức BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao).
Không thực hiện các dự án BT bằng tiền
Bởi lẽ, theo Bộ trưởng Vinh, việc áp dụng hợp đồng BT có nghĩa là dự án thực sự cấp bách đến mức Chính phủ cần phải làm ngay lập tức, làm xong rồi phải thanh toán và đi kèm với đó là một loạt các hệ lụy để lại sau đó.
“Các doanh nghiệp sau khi dự án được thông qua thì vay ngân hàng để đầu tư. Thời điểm năm 2011 thậm chí các doanh nghiệp vay ngân hàng với lãi suất tới 17% để làm đường. Điều đó hết sức nguy hiểm” – Bộ trưởng Vinh cảnh báo.
Ông cho rằng, lẽ ra chỉ làm một con đường thì số tiền đó lại dành để làm cho 2-3 con đường! Như vậy thà chính quyền địa phương và Chính phủ làm luôn đi, đằng nào mà chẳng phải trả ngay! Hình thức BT cần phải hết sức hạn chế.
Ông cũng cho biết thêm, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính đã thống nhất trong dự thảo Nghị định tới sửa đổi Nghị định 108 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư sẽ phải loại bỏ ngay hình thức này.
The ông Vinh, trong thời gian tới Việt Nam nhất quyết không được cho phép thực hiện các dự án BT trả bằng tiền. Bởi nếu trả bằng tiền thì doanh nghiệp sẽ sẵn sàng vay với lãi suất cao, tính vào dự án, “nhẽ ra chỉ làm một con đường thì làm hai, rất là vô lý”. Còn nếu dự án BT yêu cầu trả bằng đất thì có thể xem xét.
Đồng ý với góp ý của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Thủ tướng cho rằng, phải tránh tình trạng, địa phương phê duyệt dự án còn Trung ương thì chi nhưng chi không nổi.
“Bây giờ, các địa phương cứ phê duyệt dự án, Trung ương chi tiền rồi trả nợ không nổi đâu! Tôi đề nghị khắc phục, chấm dứt tình hình này!” – người đứng đầu Chính phủ nói.
Địa phương làm đường 6 làn xe để... phơi lúa
Báo cáo thêm về những bất cập trong sử dụng vốn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết: “Hôm trước tôi đi kiểm tra trong tỉnh Quảng Nam thấy đường rộng mênh mông mà không ai đi. Tôi đã cho rà soát lại. Qua việc ra soát lại dự án để phân kỳ đầu tư, giảm thiểu quy mô thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu, đến nay đã giảm được 35.000 tỷ đồng.
Cho rằng, thiết kế dự án hiện nay là “vô cùng lãng phí”, tư lệnh ngành giao thông vận tải đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án Trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
“Nhiều địa phương kết hợp làm đường và sân phơi lúa luôn nên đường rộng lắm!” – Bộ trưởng Thăng nêu thực trạng xảy ra không ít ở các địa phương hiện nay.
Trước thực trạng đó, Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Đinh La Thăng, những dự án giao thông có sử dụng ngân sách Trung ương thì Bộ Giao thông Vận tải phải phối hợp với các địa phương thống nhất thẩm định, phê duyệt quy mô của dự án phù hợp với nguồn vốn. Bởi, vốn Trung ương là vốn hỗ trợ có mục tiêu.
Đặc biệt với hình thức đầu tư BT Thủ tướng yêu cầu, nếu dự án sử dụng vốn địa phương thì các tỉnh, thàn phố được phép quyết định, còn nếu là dự án sử dụng vốn Trung ương, thì cần phải được thẩm định và phê duyệt. Theo đó, cần cân nhắc về sự cần thiết của dự án, đánh giá quy mô dự án và phân kỳ đầu tư.
Ngay khi đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương cần phải hết sức cân nhắc về hình thức BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao).
Không thực hiện các dự án BT bằng tiền
Bởi lẽ, theo Bộ trưởng Vinh, việc áp dụng hợp đồng BT có nghĩa là dự án thực sự cấp bách đến mức Chính phủ cần phải làm ngay lập tức, làm xong rồi phải thanh toán và đi kèm với đó là một loạt các hệ lụy để lại sau đó.
“Các doanh nghiệp sau khi dự án được thông qua thì vay ngân hàng để đầu tư. Thời điểm năm 2011 thậm chí các doanh nghiệp vay ngân hàng với lãi suất tới 17% để làm đường. Điều đó hết sức nguy hiểm” – Bộ trưởng Vinh cảnh báo.
Ông cho rằng, lẽ ra chỉ làm một con đường thì số tiền đó lại dành để làm cho 2-3 con đường! Như vậy thà chính quyền địa phương và Chính phủ làm luôn đi, đằng nào mà chẳng phải trả ngay! Hình thức BT cần phải hết sức hạn chế.
Ông cũng cho biết thêm, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính đã thống nhất trong dự thảo Nghị định tới sửa đổi Nghị định 108 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư sẽ phải loại bỏ ngay hình thức này.
The ông Vinh, trong thời gian tới Việt Nam nhất quyết không được cho phép thực hiện các dự án BT trả bằng tiền. Bởi nếu trả bằng tiền thì doanh nghiệp sẽ sẵn sàng vay với lãi suất cao, tính vào dự án, “nhẽ ra chỉ làm một con đường thì làm hai, rất là vô lý”. Còn nếu dự án BT yêu cầu trả bằng đất thì có thể xem xét.
Đồng ý với góp ý của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Thủ tướng cho rằng, phải tránh tình trạng, địa phương phê duyệt dự án còn Trung ương thì chi nhưng chi không nổi.
“Bây giờ, các địa phương cứ phê duyệt dự án, Trung ương chi tiền rồi trả nợ không nổi đâu! Tôi đề nghị khắc phục, chấm dứt tình hình này!” – người đứng đầu Chính phủ nói.
Địa phương làm đường 6 làn xe để... phơi lúa
Báo cáo thêm về những bất cập trong sử dụng vốn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết: “Hôm trước tôi đi kiểm tra trong tỉnh Quảng Nam thấy đường rộng mênh mông mà không ai đi. Tôi đã cho rà soát lại. Qua việc ra soát lại dự án để phân kỳ đầu tư, giảm thiểu quy mô thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu, đến nay đã giảm được 35.000 tỷ đồng.
Cho rằng, thiết kế dự án hiện nay là “vô cùng lãng phí”, tư lệnh ngành giao thông vận tải đề nghị phải rà soát thiết kế và quy mô đầu tư, không chỉ dự án Trung ương, dự án Bộ quản lý mà cả với các dự án ở địa phương.
“Nhiều địa phương kết hợp làm đường và sân phơi lúa luôn nên đường rộng lắm!” – Bộ trưởng Thăng nêu thực trạng xảy ra không ít ở các địa phương hiện nay.
Trước thực trạng đó, Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Đinh La Thăng, những dự án giao thông có sử dụng ngân sách Trung ương thì Bộ Giao thông Vận tải phải phối hợp với các địa phương thống nhất thẩm định, phê duyệt quy mô của dự án phù hợp với nguồn vốn. Bởi, vốn Trung ương là vốn hỗ trợ có mục tiêu.
Đặc biệt với hình thức đầu tư BT Thủ tướng yêu cầu, nếu dự án sử dụng vốn địa phương thì các tỉnh, thàn phố được phép quyết định, còn nếu là dự án sử dụng vốn Trung ương, thì cần phải được thẩm định và phê duyệt. Theo đó, cần cân nhắc về sự cần thiết của dự án, đánh giá quy mô dự án và phân kỳ đầu tư.
Khánh Linh