Diễn đàn Kinh tế mùa Thu: Nông nghiệp có “cửa” với Nhật Bản trong TPP?
Trái với những dự báo đầy lo ngại về việc TPP có thể là mối đe dọa cho ngành nông nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Văn Trình, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM lại cho rằng nông nghiệp đang có nhiều cơ hội để hợp tác với các nước lớn trong TPP.
- 25-08-2015Nông nghiệp Việt Nam: Nghịch lý nhìn từ ngành lúa gạo
- 21-08-2015M&A nông nghiệp: "Đường tắt" chiếm lĩnh thị trường của các đại gia Việt?
- 09-03-2014Thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong TPP
Các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiếm đến trên 40% GDP toàn thế giới và thị trường TPP chiếm trên 30% tổng thương mại toàn thế giới, vì vậy, việc đàm phán gia nhập TPP sẽ tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam.
TPP giúp Việt Nam có cơ hội tận dụng tốt nhất kết quả tái cấu trúc thị trường thế giới và khu vực, để thực hiện chiến lược chủ động hội nhập quốc tế. TPP tạo cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nhật Bản sẽ “chuyển hướng” mở cửa nông nghiệp?
Bên cạnh đó, TPP cũng tạo ra cơ hội cho DN vươn lên khi tác động tổng thể đến môi trường kinh doanh của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam sớm được công nhận là nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt, theo phân tích của PGS. TS. Trình, TPP sẽ tạo cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam tái cơ cấu và phát triển. Mặc dù trong các đối tác tham gia TPP có Nhật Bản đặt lợi ích bảo hộ thị trường nông sản cao.
Song nền kinh tế Nhật hiện đang gặp khó khăn, tăng trưởng thấp, nên có thể sẽ nhượng bộ về nông nghiệp và tìm hướng hợp tác với Việt Nam để sản xuất nông, sản phẩm. Việc hợp tác là hoàn toàn có cơ sở theo đánh giá của vị chuyên gia này, vì Việt Nam có đủ tiềm năng và nguồn lực phù hợp cho phát triển nông nghiệp xuất khẩu quy mô lớn.
Theo đó, có ba xu hướng Nhật Bản có thể hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp: Thứ nhất, Nhật sẽ chuyển toàn bộ hệ thống sản xuất và quản lý nông nghiệp sang Việt Nam trong điều kiện giá lao động, chi phí sản xuất nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn để tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác.
Thứ hai, Nhật Bản có thể đặt hàng các DN Việt Nam sản xuất hàng nông sản theo chuẩn của thị trường Nhật, có giá cả hợp lý và số lượng phù hợp nhu cầu thị trường Nhật;
Thứ ba, các DN Nhật Bản thực hiện hình thức thuê ngoài ngoại biên. Nghĩa là, các DN sản xuất nông nghiệp của Nhật sẽ tiến hành đầu tư sang Việt Nam đứng ra tổ chức sản xuất và thuê nông dân Việt Nam trực tiếp sản xuất, sau đó xuất khẩu ngược trở lại Nhật Bản.
Tuy nhiên, khi tham gia TPP Việt Nam cũng gặp không ít thách thức. Là nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn, hệ thống luật pháp chưa được hoàn thiện, nên đòi hỏi khi cam kết được ký, Việt Nam phải nỗ lực trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và thực hiện cam kết xây dựng chính quyền minh bạch.
TPP cũng sẽ tạo sức ép về mở cửa thị trường nội địa khi hàng rào thuế quan bị loại bỏ. Những ngành được bảo hộ cao ở Việt Nam như lắp ráp ô tô, chăn nuôi, sản phẩm nông nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm đến từ các nước có trình độ công nghệ hiện đại, chất lượng tốt hơn.
Nghiên cứu chính sách hút đầu tư
TPP còn đặt ra yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ cao hơn, quy định nguồn gốc xuất xứ. Các DN phải cạnh tranh công bằng theo luật chơi của thị trường, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
Do đó, để tận dụng tốt từ Hiệp định này, PGS. TS. Trình cho rằng trước hết Nhà nước phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, chấp nhận luật chơi của thị trường. Để làm được, Quốc hội nên mạnh dạn thay đổi cách làm luật theo hướng ban hành các bộ luật chi tiết, có hiệu lực ngay khi được ban hành.
Đặc biệt, cần nghiên cứu, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định TPP đối với tất cả các lĩnh vực. Chẳng hạn như chính sách phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam có tiềm năng; thu hút đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam từ các nhà đầu tư Nhật Bản và các nước khác; công nghiệp phụ trợ; phát triển nguồn nguyên liệu và tham gia chuỗi cung ứng nội khối…
“Cần tránh tư tưởng đề cao những thuận lợi, cơ hội, xem việc tham gia TPP và các Hiệp định thương mại tự do mới là “bữa tiệc dễ dãi” hay “bữa đại tiệc” cho Việt Nam mà xem nhẹ các khó khăn, thách thức, dễ rơi vào tâm lý chủ quan”, PGS. TS. Trình khuyến nghị.
Đối với các DN, cần chủ động tìm hiểu thông tin, chủ động nhận thức được các khó khăn, thách thức, tăng cường khâu quản trị DN và minh bạch trong quản trị tài chính. Cần tăng cường liên kết trong và ngoài nước, tích cực tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực để củng cố và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Trí Thức Trẻ
- Điều “rất tiếc” tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015
- Ông Trần Đình Thiên: "Hạm đội thuyền thúng” thì không thể hội nhập
- Việt Nam chưa tận dụng được động lực phát triển khi giá dầu giảm
- Hội nhập: Đừng để DN không biết là mình đang sợ gì
- Để "lật ngược thế cờ", Việt Nam cần ít nhất 2 triệu doanh nghiệp