Đối tác công tư PPP – Tháo nút thắt cho nhà đầu tư tư nhân
Lần đầu tiên, Việt Nam có một Nghị định về đối tác công tư PPP – một công cụ hữu hiệu trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư tư nhân vào các dự án công.
- 25-03-201510 điểm mới giúp PPP thành "cây đũa thần" đối với nhà đầu tư
- 25-03-2015Nghị định mới về PPP: “Không có chuyện độc quyền nhà nước chuyển sang độc quyền tư nhân”
- 18-03-2015Chuyên gia MBS: Trên sàn niêm yết có HUT và CII được hưởng lợi từ PPP
- 17-03-2015Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
- 04-03-2015Một số vấn đề liên quan đến đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP)
- 03-03-2015Luật mới về đối tác công - tư PPP: Cơ hội và trở ngại
Bộ KH&ĐT đã tổ chức hội nghị giới thiệu hai nghị định được đánh giá là mở đường cho hợp tác công tư PPP tại Việt Nam gồm: Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định 30 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Theo Bộ KH&ĐT, hai nghị định nêu trên được coi là khung pháp lý cơ bản cho việc triển khai các dự án PPP tại Việt Nam, chính thức mở ra một cách làm mới thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Một số điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 15 được các nhà đầu tư rất quan tâm đó là Nghị định 15 mở rộng các hình thức đầu tư PPP về kết cấu hạ tầng, giao thông, điện, cấp thoát nước đến các dịch vụ công trong lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, dạy nghề, thể thao.
Nghị định 15 cũng làm yên tâm các nhà đầu tư khi xác định rất rõ vai trò của Nhà nước trong đầu tư PPP. Đó là, Nhà nước cũng là một bên, một đối tác của hợp đồng thực hiện cam kết, đồng thời chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Nghị định này cũng dỡ bỏ trần 30% tỷ lệ tham gia góp vốn của Nhà nước tại các dự án PPP. Nghị định 15 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ 10/4/2015.
PPP có gì khác so với BOT, BT hay BOE hay cũng giống nhau? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục quản lý đấu thầu, Bộ KH&ĐT về vấn đề này.