EU sắp xem xét Việt Nam có theo kinh tế thị trường
Ông Langen nhận định, việc Việt Nam cam kết trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ vào năm 2018 là rất tham vong. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì có các tiêu chí cụ thể.
Ở cuối đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA), liên minh châu Âu (EU) sẽ lập luận cụ thể xem Việt Nam có theo kinh tế thị trường hay không, ông Werner Langen, chủ tịch Nhóm nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP) quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN, trưởng đoàn Nghị sỹ đang ở thăm Việt Nam cho biết trong cuộc họp báo chiều 30.10 tại Hà Nội.
Ông Langen nhận định, việc Việt Nam cam kết trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ vào năm 2018 là rất tham vong. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì có các tiêu chí cụ thể.
Tuy nhiên, ông Langen khẳng định, nền kinh tế thị trường sẽ ảnh hưởng tới vị thế của Việt Nam trong thời gian tới, ảnh hưởng tới việc phân bổ nguồn lực trong nước…, chứ không phải vấn đề chính trong FTA. Ông Langen bày tỏ “sự tin tưởng của cá nhân” FTA sẽ có kết quả tốt đẹp, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Dự kiến FTA sẽ được hoàn thành ký kết vào cuối 2014. FTA sẽ được Nghị viện mới xem xét vì giữa 2014 sẽ diễn ra bầu cử.
Đề cập tới việc Việt Nam đang sửa Hiến pháp 1992, ông Langen nói, EU “không giao giảng” mà sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để có bước tiến.
Trước thời điểm vòng đàm phán thứ 5 của FTA giữa EU và Việt Nam diễn ra tuần tới, đại sứ EU tại Việt Nam, ông Franz Jessen cho hay, có 4 vấn đề quan trọng. Đó là nhấn mạnh việc xây dựng sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân; bảo vệ sở hữu trí tuệ; xác định địa lý và phát triển bền vững. Ở vòng đàm phán thứ 5 này, hai bên sẽ thảo luận về tái cơ cấu kinh tế Việt Nam, tăng cường cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh hơn…
Đại sứ Jessen lưu ý thêm, mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng trao đổi thương mại giữa hai bên vẫn tốt. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Và con số ngược lại, từ EU xuất sang Việt Nam cũng tăng 20%. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo Việt Anh