MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

GDP tỉnh nào cũng tăng cao nhưng cả nước lại giảm?

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) đề nghị Chính phủ xem lại số liệu thống kê và kiến nghị Tổng cục Thống kê nên trực thuộc Quốc hội.

Số liệu tròn trịa có chính xác?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo phát biểu tại Đoàn Hà Nội: “Báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách và báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có sự vênh nhau. Cần làm rõ báo cáo nào không chính xác. Báo cáo của Chính phủ thì tình hình nói chung là tốt, chỉ có chỉ tiêu tăng trưởng GDP không đạt, các chỉ tiêu khác rất tròn trịa, con số như thế liệu có chính xác hay không?”. Ông Thảo cũng đề nghị thận trọng đánh giá lại tình hình kinh tế để cân nhắc có nên điều chỉnh chỉ tiêu cho cả năm hay không?

Đồng tình với ý kiến này, Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, đồng chí A bảo tốt, đồng chí B bảo chưa tốt, số liệu nợ công, thất nghiệp, doanh nghiệp giải thể trong các báo cáo đều chưa khớp nhau. Tôi đi nhiều tỉnh thấy tỉnh nào GDP cũng tăng cao nhưng cả nước lại đạt có 5,05%. Tôi kiến nghị Tổng cục Thống kê nên trực thuộc Quốc hội.

Sản xuất đình đốn, đời sống lao động giảm

Cho rằng trong khó khăn như hiện nay mà kiềm chế được lạm phát, ổn định được kinh tế vĩ mô đã là nỗ lực rất lớn của Chính phủ nhưng Đại biểu Thuận Hữu (Bà Rịa - Vũng Tàu) vẫn băn khoăn giảm được lạm phát và đình đốn sản xuất thì cần phải suy nghĩ. Thực tế là các doanh nghiệp đình đốn đang tác động trực tiếp đến đời sống người lao động. Chính phủ phải tính toán cân đối có thể phải chấp nhận lạm phát lên tới 9% nhưng phải kéo nền kinh tế lên được.

Đại biểu Đinh Xuân Thảo khẳng định, việc thực hiện nhiệm vụ năm 2013 rất khó khăn chứ không phải thuận lợi nhiều hơn như trong báo cáo. Đơn cử việc thực hiện Đề án cải cách tiền lương cũng chưa biết đến lúc nào thực hiện được. Chúng ta chưa có nguồn để làm được việc này.

Khẳng định lãi suất không còn là rào cản với việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp mà vấn đề cốt lõi là sức mua yếu, doanh nghiệp tồn kho hàng nhiều, vốn chủ sở hữu không có nên tạo ra vòng luẩn quẩn. Ngân hàng có tiền không thể cho vay, người muốn vay lại không đủ điều kiện, nợ xấu gia tăng, Đại biểu Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Vietinbank phân tích.

Cũng theo Đại biểu Hùng, để xử lý nợ xấu cần sự hỗ trợ của ngân sách hoặc vốn vay nước ngoài. Mỹ thậm chí đã bơm hàng nghìn tỷ USD để mua lại trái phiếu ngân hàng. Trong quỹ dự trữ ngoại tệ của chúng ta nên mạnh dạn đưa ra khoảng 10 tỷ USD để xử lý tình huống cần tháo gỡ hiện nay.

Theo N.Anh - T.Bình

thunm

Báo GTVT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên