MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệp hội Mía đường chính thức lên tiếng về đề xuất nhập 50.000 tấn đường

Hiệp hội Mía đường cho biết không hề phản đối việc nhập đường, mà chỉ yêu cầu nhập như thế nào để không làm trái với các quy định hiện hành nhằm lợi dụng của nhóm lợi ích.

Trong văn bản mới nhất gửi lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Hiệp hội không hề phản đối việc nhập đường, mà chỉ yêu cầu nhập như thế nào để không làm trái với các quy định hiện hành nhằm lợi dụng của nhóm lợi ích.

Theo đó, Hiệp hội chỉ yêu cầu nhập 50.000 tấn đường từ Lào với các nguyên tắc:

- Nhập 100% đường thô về nước luyện lại thành đường RS (đường trắng) hoặc RE (đường tinh luyện), tạo thêm giá trị gia tăng, công ăn việc làm cho các doanh nghiệp trong nước.

- Đường nhập từ Lào được tính và khấu trừ trong hạn ngạch nhập khẩu hàng năm đã cam kết với WTO.

- Phải tổ chức đấu thầu nhập khẩu hạn ngạch này 1 cách rộng rãi, minh bạch không cấp phát theo cơ chế xin cho như cơ chế hiện nay, chỉ đem lại lợi ích từ chênh lệch giá về cho ngân sách. Việc đấu thầu nhập khẩu đường theo hạn ngạch là không vi phạm cam kết với WTO được chứng minh qua các văn kiện ký kết giữa Việt Nam và WTO.

- Nên nhập sau khi vụ ép mía đường trong nước kết thúc để giảm dư thừa cục bộ gây tồn kho lớn trong nước.

- Thuế nhập khẩu không nên miễn hoàn toàn như đề nghị của Bộ Công thương mà nên áp dụng mức thuế nhập khẩu đường đã cam kết chung đối với AFTA.

Theo ông Long, những nguyên tắc này không phải là yêu sách của Hiệp hội, mà là yêu cầu Bộ Công thương thực hiện đúng những gì mà Việt Nam đã cam kết khi hội nhập, vừa làm minh bạch thị trường, vừa mang lại lợi ích quốc gia xóa bỏ đặc quyền đặc lợi.

Đồng thời, trong văn bản gửi đi, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường cũng cho biết, ngành mía đường xảy ra những bất cập riêng không giống các ngành khác. Nhà máy đường có vốn đầu tư rất cao, tính mùa vụ rất khắc nghiệt, vốn để hoạt động sản xuất cũng rất lớn.

Mối quan hệ nhà máy và người trồng mía yêu cầu chặt chẽ cao, công nghệ chế biến cũng phức tạp hơn nhiều so với chế biến gạo, trà, hạt điều, cà phê… do vậy đòi hỏi sự nghiêm ngặt của chuỗi giá trị cũng khác hơn. Sự bất trắc bất kỳ ở khâu nào cũng đều có thể gây thiệt hại lớn cho toàn chuỗi.

“Nếu muốn tồn tại và phát triển, việc học tập lẫn nhau là đương nhiên, học cả cái hay lẫn các dở để làm hoặc tránh. Hoàng Anh Gia Lai cũng lấy kinh nghiệm Việt Nam sang mở nhà máy đường tại Lào. Về kỹ thuật công nghệ Việt Nam không hề thua kém, nhưng về chính sách quốc gia khác nhau thì doanh nghiệp không thể làm khác được” – văn bản của Hiệp hội Mía đường nêu rõ.

 

Thảo Anh

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên