HSBC lo ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam
Thâm hụt ngân sách ngày càng rộng thêm khiến Bộ Tài chính mới đây phải cố gắng khai thác nguồn dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
- 02-08-2015Bộ Tài chính khó giữ được bội chi ngân sách 5% trong năm nay
- 31-07-2015Các DNNN sẽ phát hành trái phiếu quốc tế để giảm áp lực lên ngân sách
- 27-07-2015Bộ Tài chính đề nghị NHNN cho ngân sách vay 30.000 tỷ đồng
- 20-07-2015World Bank "lo ngại" về tình hình cân đối ngân sách của Việt Nam
- 09-06-2015Bộ Tài chính: Giá dầu giảm mạnh tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối NSNN năm 2015
Trong bản nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam vừa được Ngân hàng HSBC công bố thì tổ chức này có nhận định Thế giới đang hoạt động chậm lại. Các số liệu mới nhất, xuất khẩu hay chỉ số PMI đều nêu bật một mức độ chậm lại của các hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, HSBC lại tin rằng Việt Nam đang ở vị thế tiếp tục đạt thêm một vài thị phần sản xuất toàn cầu vì ba nguyên do sau:
Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế so sánh chi phí lao động để thu hút các hoạt động sản xuất cần nhiều lao động.
Thêm nữa, Chính phủ vừa qua cũng rất năng nổ trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành sản xuất bằng cách hỗ trợ các mức thuế ưu đãi và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Thứ hai, Việt Nam có hoạt động xuất khẩu đa dạng với châu Âu và Mỹ là các đối tác lớn nhất của mình. Tăng trưởng xuất khẩu đến Trung Quốc và Hàn Quốc cũng rất mạnh.
Trên cơ sở Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc và đang xúc tiến một hiệp định toàn diện với cả Mỹ và châu Âu thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do châu Âu (EU FTA),
“Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được thêm nhiều thị phần. Thị phần của Việt Nam năm 2014 đã tăng từ mức 0,7% tổng thương mại toàn cầu trong năm 2013 lên 0,8%. Chỉ số PMI tháng 7 cũng tiếp tục tăng từ mức 52,2 điểm trong tháng trước lên 52,6 điểm” – HSBC kỳ vọng.
“Những rủi ro lớn nhất đối Việt Nam sẽ là từ những yếu tố chủ quan trong nước hơn là những yếu tố khách quan bên ngoài. Lợi thế so sánh về lao động và danh mục đầu tư hạn chế làm giới hạn sự ảnh hưởng của nhu cầu bên ngoài đang chậm lại và bản chất không thể đoán trước được của các dòng vốn”.
HSBC cũng lưu ý 2 điểm đối với kinh tế Việt Nam hiện nay đó là:
Thứ nhất, thâm hụt ngân sách ngày càng rộng thêm khiến Bộ Tài chính mới đây phải cố gắng khai thác nguồn dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước;
Thứ hai là hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục lấn át khối tư nhân có hoạt động đầu tư hiệu quả hơn.