MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kế hoạch KT–XH giai đoạn 2011 – 2015: Dự báo sẽ có 6 chỉ tiêu không đạt

Bao gồm: Tốc tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư phát triển, bội chi ngân sách nhà nước so với GDP...

Chuẩn bị Kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XIII (bắt đầu họp vào ngày 20/10 tới đây), Ủy ban Kinh tế Quốc hội  đã có Báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và 4 năm 2011-2014; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.

Báo cáo đánh giá, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, môi trường đạt thấp theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Dự báo sẽ có 6 chỉ tiêu không đạt gồm: tốc tăng trưởng kinh tế, tổng vốn đầu tư phát triển, tạo việc làm, tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ lao động qua đào tạo. Thêm vào đó sẽ không đạt chỉ tiêu về bội chi ngân sách nhà nước so với GDP.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu KT-XH và tái cơ cấu nền kinh tế từ năm 2011-2014 báo cáo cho rằng, cần có đánh giá sâu sắc, sát thực hơn cả mặt tích cực và tiêu cực, cụ thể là:

Thứ nhất, tổng mức đầu tư toàn xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội là “khoảng 33,5-35% GDP”. Theo báo cáo của Chính phủ thì năm 2014 là 30,1%, kế hoạch năm 2015 là 27,7% và dự báo 5 năm là 30,1% so với kế hoạch 5 năm thì đạt mức quá thấp, phản ánh môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, chưa tạo được niềm tin cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, tích lũy đầu tư được cân bằng, nhưng vẫn phải vay để chi đầu tư, cho thấy một phần không nhỏ tích lũy đã không được chuyển vào đầu tư sản xuất kinh doanh và chưa có giải pháp huy động, thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển, tạo ra công trình chất lượng tốt với giá thấp hơn.

Thứ hai, xuất siêu lớn vẫn là các hàng hóa gia công, lắp ráp của khối các doanh nghiệp FDI với máy móc, thiết bị, trình độ khoa học công nghệ tương đối thấp và trung bình, giá trị gia tăng tạo ra không cao, những tác động đến xã hội, môi trường còn chưa được đánh giá đầy đủ.

Dù năm 2014 là năm thứ 3 liên tiếp xuất siêu nhưng là hiện tượng chưa nói lên tính bền vững của một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu cao và liên tục nhập siêu cao nhiều năm trước”.

Thứ ba, chỉ tiêu CPI theo Nghị quyết của Quốc hội là “khoảng 5-7% vào năm 2015”. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội cũng duy trì tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7%.

Trong 8 tháng đầu năm 2014 chỉ số CPI chỉ tăng 1,84% và dự kiến cả năm chỉ tăng 4,5%-4,7% là đạt kế hoạch .

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng kết quả này là biểu hiện các chính sách kinh tế có phần thắt chặt đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, việc làm, thu ngân sách, nợ xấu, tăng trưởng, làm giảm tổng cầu.

Thứ tư, về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu như tại sao tổng mức đầu tư toàn xã hội giảm, doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động mấy năm nay rất lớn mà tăng trưởng vẫn tăng cao hơn các năm trước trong khi tăng trưởng kinh tế còn dựa vào vốn đầu tư và nhiều ý kiến cho rằng với tình hình khó khăn doanh nghiệp như trên song chỉ tiêu tạo việc làm mới năm nào cũng đạt xấp xỉ 1,6 triệu lao động là chưa thuyết phục.

Một số ý kiến cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP quý III tăng 6,19% là chưa thuyết phục vì chưa làm rõ được nguồn lực nào tạo tăng trưởng đột biến trong quý III làm cho 9 tháng đạt 5,62% (tăng trưởng quý I là 5,09%; quý II là 5,42%); chỉ tiêu giải quyết việc làm 1,6 triệu lao động, chỉ tiêu lao động đã qua đào tạo (gồm cả đào tạo dưới 3 tháng không có chứng chỉ) đạt 49%, chỉ tiêu về số cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý chưa có tính khả thi cao, thiếu cơ sở định lượng để đánh giá, giám sát.

Thư năm, cân đối ngân sách nhà nước khó khăn do nguồn thu tăng chậm, trong khi nhu cầu chi tăng rất lớn , vì vậy tỷ lệ bội chi ngân sách đã được điều chỉnh tăng cao trong các năm 2013-2014  đưa tỷ lệ bội chi ngân sách bình quân từ năm 2011-2014 khoảng 5% GDP, cao hơn so với mục tiêu 5 năm 2011-2015 là giảm tỷ lệ này xuống dưới 4,5% GDP (bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).

Khánh Nhi

hanhle

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên