Kênh thương mại truyền thống vẫn "thắng thế" bán lẻ hiện đại
Các cửa hàng tiện lợi nhỏ đang chuyển động mạnh mẽ trong cuộc chiến trong việc giành lấy thị phần và lòng trung thành của khách hàng, theo một báo cáo mới từ Nielsen.
- 14-10-2015Đã đến lúc đổ tiền vào thị trường bán lẻ
- 09-10-2015Nielsen: Làm gì để được nhà bán lẻ yêu thích như Vinamilk, Unilever và Pepsi?
- 11-08-2015Sau năm 2020: Ngành bán lẻ rơi vào tay các tập đoàn ngoại?
Nghiên cứu Tối đa hóa kênh truyền thống – cửa hàng, chủ cửa hàng và người mua hàng của Nielsen, sự hiểu biết tốt hơn về kênh thương mại truyền thống - bao gồm hơn năm triệu cửa hàng riêng biệt sẽ giúp thúc đẩy việc kinh doanh.
Để tối đa hóa doanh thu tốt hơn, các thương hiệu nên có phân tích sâu hơn về phân khúc thị trường của họ, và khai thác thêm về sự hiểu biết người bán hàng và người mua hàng.
Kênh thương mại truyền thống chiếm gần một nửa tổng doanh số bán hàng tạp hóa ở châu Á . Trong năm 2014, 47,9% tổng doanh số bán lẻ đến từ kênh thương mại truyền thống, so với 17,2% đến từ kênh siêu thị - kênh thương mại chiếm tỷ trọng lớn thứ hai của doanh thu bán hàng.
Theo bà Connie Cheng - Giám đốc cấp cao bộ phận Giải pháp Nghiên cứu người mua hàng, Nielsen khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương, kênh thương mại truyền thống chiếm đến 70% doanh số bán lẻ tại các thị trường trọng điểm như Tp. Hồ Chí Minh.
"Trong khi chúng ta chỉ tập trung đầu tư bài bản vào các đại siêu thị và siêu thị khu vực Đông Nam Á, thì người tiêu dùng vẫn giữ lòng trung thành với các thương hiệu thông qua việc mua sắm tại các cửa hàng thương mại truyền thống trên mọi góc phố, ở mỗi huyện, quận và thành phố" - Bà Cheng nói.
Vị này cũng thông tin thêm: "Với gần 50% doanh số bán lẻ ở châu Á đến từ các cửa hàng tạp hóa nhỏ, cho thấy các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh tiêu thụ hàng rất nhiều ở các cửa hàng. Do dó, việc tối đa hóa doanh số bán hàng thông qua các kênh thương mại truyền thống là cần thiết”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, đa số người tiêu dùng mua sắm tại các cửa hàng thương mại truyền thống cho bữa ăn hàng ngày, các loại thực phẩm ăn nhẹ và đồ uống để sử dụng ngay. Những sản phẩm được mua thường xuyên tại Việt Nam bao gồm: cà phê hòa tan dạng gói, cà phê và thức uống có ga đứng đầu danh sách tại Việt Nam.
Đa số người tiêu dùng lên kế hoạch cho việc mua sắm tại các cửa hàng ở vị trí thuận lợi gần nhà nhất trước tiên, và họ có ý định mua một thương hiệu cụ thể trong tâm trí. Đây chính là cơ hội cho các nhãn hàng tận dụng lòng trung thành của người tiêu dung để thu hút khách hàng trong mỗi lần mua sắm.
Tuy nhiên, nếu những chợ truyền thống là địa chỉ mua thức ăn hàng ngày, thì nguồn thu của các cửa hàng tạp hóa lại đến từ dòng sản phẩm gia dụng và chăm sóc cá nhân. Mặt hàng giặt xả, dầu gội đầu, trang điểm, vitamin, sản phẩm chăm sóc trẻ em và sản phẩm gia dụng nói chung được mua thường xuyên nhất tại các cửa hàng tạp hóa.
Cũng theo Nielsen, để tiếp cận được khách hàng thì nhà tiếp thị cần phải phân tích được các phân khúc để tối đa hóa thị phần. Mặc dù các cửa hàng tạp hóa thương mại truyền thống rất phong phú, nhưng thị trường đang bị phân mảnh.
Bà Cheng cho rằng mở rộng phân khúc và đặt mối quan hệ với các chủ tiệm là rất quan trọng vì những người bán hàng này hiểu biết cặn kẽ về hành vi của người tiêu dùng địa phương. Đơn cử như thông tin về nhân khẩu học, thói quen và hành vi người mua sắm.