MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Kịch bản" nào cho cảng biển: Thừa mà vẫn thiếu

Những tranh cãi không dứt xung quanh câu chuyện thừa cảng, thiếu hàng đang khiến dư luận băn khoăn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cảng biển vẫn khẳng định: Nước ta còn chưa đủ lực đầu tư cho cảng biển, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển, lấy đâu ra thừa. 

1 Nguyên tắc cảng chờ tàu

Khẳng định với cảng biển, chuyện lúc này thừa, lúc kia thiếu là bình thường, TS Trần Doãn Thọ - Chủ tịch Hội Cảng đường thủy và Thềm lục địa Việt Nam nhấn mạnh: “Nguyên tắc bất di bất dịch là cảng phải chờ tàu chứ không phải tàu chờ cảng”.

Tổng Thư ký Hiệp hội cảng biển Việt Nam Hồ Kim Lân cũng cho rằng xây dựng một cảng biển, từ khi khởi công đến khi hoàn thành đưa vào khai thác cũng cần ít nhất 3 - 5 năm. Trong khoảng thời gian này, hàng hóa mà tăng nhanh, cảng chưa có thì tính sao? 

Trước đây, hàng qua cảng biển tăng trưởng mười mấy %/năm. Như thế, chỉ dăm bảy năm là sản lượng đã tăng gấp đôi rồi. Nếu không xây cảng đáp ứng nhu cầu thì thế nào? Hay cứ chờ tắc nghẽn cảng vì quá tải rồi mới tính” - ông Lân phân tích.
 
Các bến cảng container khu vực Cái Mép - 
Thị Vải được nghiên cứu đầu tư xây dựng từ giai đoạn 2006 - 2007, khởi công 2008 và gặp phải thời điểm diễn ra liên tiếp 2 đợt suy thoái kinh tế toàn cầu nên bị ảnh hưởng  Ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải VN.

Như tại Hải Phòng, ông Lân cho rằng, Cảng Lạch Huyện lý ra phải khởi công từ lâu rồi mới phải. “Tôi còn lo Lạch Huyện xây không kịp để đáp ứng tiến độ chứ làm gì có chuyện thừa. Hiện tại, tàu vào Hải Phòng toàn tàu nhỏ. Nếu xong Lạch Huyện, tàu lớn vào được cảng biển khu vực Hải Phòng, có đường kết nối tốt thì hiệu quả kinh tế chắc chắn tốt hơn rất nhiều” - ông Lân nhấn mạnh. 

Trên thực tế, theo dự báo mới nhất, lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng phía Bắc đến năm 2015 là 112 - 117 triệu tấn/năm, năm 2020 là 153 - 164 triệu tấn/năm. Trong khi đó, tổng năng lực của các cảng hiện hữu trong khu vực kể cả sau khi nâng cấp, mở rộng cũng chỉ đạt 86 - 90 triệu tấn vào năm 2015 và không thể phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa khu vực.

Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Nhật khẳng định, việc đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với cơ sở hạ tầng và công nghệ bốc xếp đồng bộ, hiện đại để tiếp nhận tàu container trọng tải lớn từ 4.000 - 6.000 TEU và lên đến 8.000 TEU trong các giai đoạn sau của Dự án (tương đương với tàu trọng tải 100.000 tấn hoạt động trên tuyến vận tải biển xa) được coi là một trong những đột phá khẩu đưa VN trở thành một trong những trung tâm hàng hải của khu vực.

Cảng Lạch Huyện sau khi đưa vào khai thác sẽ góp phần đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu từ miền Bắc có thể đi thẳng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ (không phải trung chuyển qua các cảng của Singapore, Hồng Kông), giảm chi phí vận tải, tăng năng lực cạnh tranh đối với hàng Việt Nam; góp phần thu hút lượng hàng quá cảnh khu vực Đông Bắc Lào qua tuyến hành lang Đông - Tây và khu vực Nam Trung Quốc qua các tuyến thuộc chương trình hai hành lang, một vành đai kinh tế.
 
Nhìn từ Cái Mép - Thị Vải

Liên quan đến việc thừa cảng, ông Lân cũng nhắc đến câu chuyện mà dư luận gần đây đặc biệt quan tâm, ấy là việc thừa công năng tại khu Cái Mép - Thị Vải. “Nói cảng biển tại khu vực Cái Mép đang thừa không sai. Nhưng tôi có thể khẳng định chả ai dám bảo đầu tư cảng biển nước sâu, cảng container hiện đại vào khu vực này là sai lầm cả. 

Hơn thế nữa, phải nhìn nhận đầy đủ rằng, nếu không phải đang thời điểm suy thoái kinh tế, nếu việc kết nối hạ tầng cảng biển tốt hơn và tiến độ di dời cảng trên sông Sài Gòn nhanh hơn thì có thể tình thế đã khác” - ông Lân khẳng định.

Theo Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Nhật, dù sản lượng container thông qua cảng Cái Mép - Thị Vải còn thấp so với tổng năng lực thông qua, nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì trong những năm qua  sản lượng container thông qua cảng này đã có sự tăng trưởng ấn tượng (năm 2010 tăng 240%, năm 2011 tăng 53%). 

“Nhu cầu xếp dỡ container của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là rất lớn, tốc độ tăng trưởng và container hóa rất cao, nếu không chuẩn bị kịp thời, chúng ta sẽ tiếp tục phát triển chậm so với nhu cầu thực tế trong các năm tiếp theo. Khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải có tiềm năng, cơ hội lớn để thu hút một lượng hàng trung chuyển quốc tế của khu vực trong thời gian sắp tới” - ông Nhật khẳng định.
 
 Theo Ngân Anh

cucpth

Báo Giao thông vận tải

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên