Làm sao để thành công khi đầu tư nông nghiệp có quá nhiều rủi ro?
Với nhiều rủi ro không lường trước được của ngành nông nghiệp như thiên tai, thị trường bấp bênh, nhà nước phải tìm chính sách lấp bằng những rủi ro đó, giúp nhà đầu tư được yên tâm hơn khi đầu tư vào nông nghiệp.
- 19-11-2015Tỷ đô đổ vào nông nghiệp, vì sao cổ phiếu vẫn chưa tăng?
- 18-11-2015Công ty nông nghiệp Mỹ đầu tư thêm 40 triệu USD vào Việt Nam
- 18-11-2015Từ nông trại đến bàn ăn - "Đấu trường sinh tử" của ngành nông nghiệp
- 17-11-2015M&A – con đường ngắn nhất để trở thành công ty nông nghiệp tỷ đô
Chính sách đang là một trong những nút thắt lớn khiến cho các doanh nghiệp lo ngại khi đầu tư vào nông nghiệp do đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro lớn. Trước thềm Diễn đàn Đầu tư vào nông nghiệp thời TPP do Kênh Thông tin Kinh tế Tài chính CafeF phối hợp với Tổng hội Nông nghiệp tổ chức ngày 21/11, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Theo TS. Đặng Kim Sơn, với quá trình hội nhập ngành nông nghiệp đang có nhiều triển vọng để thu hút đầu tư, các cơ quan Nhà nước cần có chính sách để tạo thuận lợi và giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp như xây dựng quy hoạch, chiến lược, tiêu chuẩn, hệ thống pháp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp....
Thời gian qua chúng ta chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp ngoài ngành đã nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp. Liệu đây có phải là tín hiệu tốt cho ngành không, thưa ông?
Đây là tín hiệu tốt. Nông nghiệp hiện nay của Việt Nam là một trong những ngành có lợi thế nhất của đất nước nhưng tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp lại khá thấp, đây là điều không bình thường. Thu hút thêm các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có năng lực lớn, uy tín lớn là rất quý báu với ngành. Hy vọng rằng trong tương lai phong trào này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Tuy nhiên ông có nói rằng doanh nghiệp nào đầu tư vào nông nghiệp thành công là anh hùng lắm. Theo ông đâu sẽ là thách thức lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt?
Nông nghiệp là ngành rủi ro cao hơn các ngành khác và lợi nhuận khó chắc chắn được như ngành khác. Ngành công nghiệp có thể biết được tình hình thị trường, biết được giá nguyên liệu và đầu tư vào sản phẩm này có thể tính toán được hiệu quả sẽ mang lại.
Nhưng với nông nghiệp thì có rất nhiều yếu tố mà người đầu tư không thể biết chắc chắn được, đó là thiên tai thời tiết, dịch bệnh, biến đổi thị trường rất bấp bênh. Vì sản phẩm nông nghiệp phải đầu tư sau mất vài tháng, hoặc cả năm, hay với lâm nghiệp, có thể mất vài chục năm. Cho nên rủi ro cực kỳ to lớn, chưa kể rủi ro về chính sách. Nên doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp phải chấp nhận rủi ro rất lớn và nhà nước phải tìm chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư, lấp bằng rủi ro đó, giúp nhà đầu tư được an toàn và yên tâm hơn khi đầu tư vào nông nghiệp.
Với góc độ của doanh nghiệp, theo ông định hướng đầu tư vào nông nghiệp cần những gì để hạn chế rủi ro, tạo sự liên kết với người nông dân?
Doanh nghiệp muốn đầu tư an toàn thì trước tiên họ phải nắm vững thị trường, biết rõ thị trường họ nhắm vào. Thứ hai là phải đầu tư dứt điểm, tập trung ở địa bàn mà họ có thể quản lý được. Thứ ba là để đảm bảo đầu tư ổn định, tránh rủi ro thì doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống sản xuất vững bền về môi trường, không để cho ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái; đảm bảo vững bền cả về mặt xã hội như lợi ích của người nông dân, của người sử dụng sản phẩm… có như vậy đầu tư của họ mới ổn định và an toàn.
Với một số mô hình trồng rau của VinGroup, nuôi bò sữa của TH True Milk hay của Hoàng Anh Gia Lai, theo ông liệu đã phù hợp hay chưa?
Tôi chưa nghiên cứu về các trường hợp này, họ mới làm và đang trong giai đoạn triển khai. Nhưng về nhiệt tình tôi khen ngợi, họ cũng làm bài bản, áp dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu thị trường. Nhưng cái chính khía cạnh vững bền về mặt xã hội và vững bền về mặt xã hội thì tôi chưa biết. Hy vọng các doanh nghiệp này sẽ làm tốt. Nhưng theo tôi nên làm từ thí điểm nhân sang diện rộng, khi đã thành công, xây dựng rõ mô hình cả về quản trị và công nghệ thì doanh nghiệp mới nên nhân rộng ra.
Chúng ta đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng, theo ông liệu sắp tới có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào nông nghiệp hay không?
Triển vọng thì có, triển vọng từ TPP (PV-Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), từ các hiệp định thương mại mà ta đã và đang đàm phán, cũng bắt đầu đi vào thực tế. Thời gian qua ta thấy sự thăm dò đầu tư của các doanh nghiệp ở các nước, sự nóng lòng của các doanh nghiệp trong nước thể hiện rõ.
Đây là cơ hội tốt, nhưng trong lịch sử ta cũng đã chứng kiến nhiều cơ hội và làn sóng đầu tư như thế trôi qua. Các nhà đầu tư cũng mắc sai lầm, nhân dân và chính quyền cũng sai lầm. Một bên thì không tạo môi trường đủ hấp dẫn đủ an toàn để đầu tư vào.
Bên khác lựa chọn đầu tư vào nền kinh tế ảo, kinh tế bong bóng hơn là lựa chọn đầu tư vào nông nghiệp – một nền kinh tế thực, tăng trưởng chậm còn khó khăn nhưng nó là cái gốc bền vững cho môi trường và xã hội.
Xét về tổng thể hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp đem lại hiệu ứng lan tỏa tốt nhất, tỷ suất đóng góp nội địa cao nhất, hệ số ICOR tốt nhất, nên nếu đầu tư hẳn hoi, thận trọng và hợp lý trong nông nghiệp thì sẽ có lãi.
Ngày 21/11/2015 tại Khách sạn Rex, Tp. Hồ Chí Minh, Kênh thông tin Kinh tế Tài chính CafeF phối hợp với Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh doanh với chủ đề Đầu tư Nông nghiệp thời TPP.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, doanh nghiệp sẽ chia sẻ kinh nghiệm Làm sao để tăng sức trong cạnh tranh, chớp thời cơ mới khi cánh cửa TPP đang mở rộng, để ghi tên trong lĩnh vực nông nghiệp trị giá tới 40 tỷ USD…
CafeF sẽ liên tục cập nhật những vấn đề thảo luận tại diễn đàn trên trang http://cafef.vn từ 7h sáng ngày 21/11. Kính mời quý độc giả theo dõi.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Đầu tư Nông nghiệp thời TPP
Xem tất cả >>- Nông nghiệp khó thu hút doanh nghiệp FDI thời TPP
- Nút thắt ngành nông nghiệp và những khuyến nghị chính sách
- Lợi nhuận lớn đằng sau những kênh xuất khẩu gạo “phi chính thức”
- "Khi thuế quan dỡ bỏ, ngành bò sữa Việt Nam sẽ đối mặt với cạnh tranh từ Mỹ, Australia, New Zealand"
- [Bàn tròn chính sách] Doanh nghiệp đang có 2 khó khăn khi đầu tư nông nghiệp