“Mong manh” trước hội nhập: Ngành chăn nuôi có thua trên sân nhà?
Hội nhập luôn mang lại cơ hội và thách thức, có tác động tới cả những người không tham gia trực tiếp vào quá trình này như người nông dân và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế…
- 03-09-2015TPP trong lĩnh vực chăn nuôi: Không đổi mới là tự "nhấn chìm"
- 12-08-2015Nỗi lo của ngành chăn nuôi trước ngưỡng cửa hội nhập
- 06-08-20151 con gà “cõng” 14 loại phí: Ngành chăn nuôi "lao đao" trước TPP?
Ngành “dễ bị tổn thương”
Một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã chỉ ra rằng, ngành chăn nuôi không được coi là một ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và dễ chịu tác động tiêu cực từ các hiệp định thương mại tự do.
Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, liên kết lỏng lẻo nên năng suất thấp, sức cạnh tranh yếu… là những đặc điểm của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay.
Theo kết quả nghiên cứu của VEPR, việc gia nhập TPP và AEC sẽ giúp thay đổi sản lượng ngành chăn nuôi trong thời gian tới. Cụ thể, sản lượng sẽ tăng nhẹ ở ngành chăn nuôi gia súc và sản phẩm động vật; trong khi giảm ở các ngành còn lại.
Ngoại trừ ngành thịt gia súc giảm mạnh, các ngành còn lại chỉ thay đổi tương đối nhỏ khi tính theo phần trăm thay đổi. Bên cạnh đó, việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng khiến các ngành giảm sản lượng.
Các yếu tố khác như cầu lao động, dịch chuyển dòng thương mại và phúc lợi của ngành chăn nuôi cũng là những yếu tố bị ảnh hưởng khi các hiệp định thương mại có hiệu lực.
Giá bán của người sản xuất sẽ giảm ở nhóm ngành thịt do chịu cạnh tranh từ hàng hóa bên ngoài và tăng lên ở nhóm hàng sữa do thay đổi trong dòng thương mại. Giá mua của người tiêu dùng sẽ giảm ở hầu hết các mặt hàng; chỉ tăng ở mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa.
Chịu tác động lớn nhất từ TPP
Các mô hình nghiên cứu cho thấy, tác động lên ngành chăn nuôi chủ yếu đến từ gia nhập TPP, trong khi AEC ảnh hưởng không đáng kể.
Sản xuất trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước TPP, đặc biệt đối với ngành thịt. Người tiêu dùng sẽ được lợi, trong khi người sản xuất phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài.
Sau TPP, dòng thương mại có xu hướng thay đổi theo mức cắt giảm thuế quan, chuyển sang nhập khẩu sữa bột từ New Zealand, trâu bò sống từ Australia và các sản phẩm thịt từ Mỹ.
Trên khía cạnh ngành chăn nuôi, VEPR khuyến nghị, cần cụ thể hóa và đẩy nhanh quá trình thực hiện các đề án tái cấu trúc, các kế hoạch hành động. Thuế ơhis cũng nên có định hướng rõ ràng hơn, đặc biệt trong khuyến khích áp dụng công nghệ cao, hợp tác xã kiểu mới.
Về cấu trúc thị trường, để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước cần chú trọng khuyến khích đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, đi cùng với hệ thống giết mổ tập trung và phân phối, bán lẻ lành mạnh.
Chăn nuôi ở quy mô nông hộ không nên được khuyến khích quá đà, các hỗ trợ cho nông hộ nên tập trung chủ yếu vào chuyển đổi từ nhỏ lẻ sang quy mô lớn nhờ liên kết thông qua hợp tác xã hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề khác.
“Ưu tiên các phân ngành không phải đối mặt với cạnh tranh từ hàng hóa ngoại nhập do thói quen tiêu dùng như thịt tươi hoặc do các rào cản tự nhiên sữa tươi, trứng… Đồng thời ưu tiên các sản phẩm mang tính đặc sản như gà đồi, lợn mán, lợn cắp nách…” – nhóm nghiên cứu VEPR kiến nghị.